Saturday 2 March 2013

Huyền Thoại Về Cây Vĩ Cầm Stradivarius

Stradivarius tên thật là Antonio Stradivari (thường gọi là Stradivarius) (1644-1737), nhà làm đàn violon và violoncelle nổi danh tại Crémone, Italy, học trò của Niccolo Amati (1596-1684). Cây violon đầu tiên của Stradivarius xuất hiện năm 1666 có dán nhãn hiệu của riêng ông, dù khi ấy ông vẫn còn theo học với Niccolo Amati. Cây violon Alard chế tạo năm 1715 là cây vĩ cầm hay nhất thế giới, mang nhãn hiệu Stradivarius. Hai con trai ông, Francesco (1671-1743) và Omobono (1679-1742) cũng kế nghiệp cha trong nghề làm đàn.


Trên thế giới còn khá nhiều những nghệ nhân làm đàn tên tuổi khác, nhưng những cây đàn của Stradivari luôn đứng ở vị trí số một bởi  âm thanh tuyệt đỉnh. Trong hàng trăm năm qua, các nhà khoa họa và nghiên cứu cố công tìm hiểu bí mật ẩn chứa sau cây đàn Stradivarius.

Theo truyền thuyết, vào một đêm trăng tròn, Stradivari từ Cremona lên núi Alpes để chọn cây vân sam làm thùng đàn. Ông áp tai vào cây, dùng búa gõ để nghe tiếng ngân, nếu hài lòng thì ông chặt cây ấy. Có lẽ ông đã “trúng vụ” trong mùa đông khắc nghiệt kéo dài trong thế kỷ 17: cây mọc chậm hơn bình thường, thớ gỗ mịn hơn và chắc hơn, truyền sóng âm tốt hơn gỗ mọc trong thời tiết ấm áp.
Còn các nhà nghiên cứu của ĐH Cambridge lại cho rằng chính lớp verni đỏ mới tạo nên bí quyết âm thanh réo rắt của cây đàn. Năm 1988, một nhóm nghiên cứu phân tích mẫu verni từ một cây cello sản xuất năm 1711, phát hiện một lớp verni cực mỏng có thành phần hóa học giống một loại tro núi lửa dùng để sản xuất xi măng ở Bắc Italy. Có lẽ  Stradivari đã trộn tro này với lòng trắng trứng gà và nước để tạo nên thùng đàn có âm thanh huyền diệu.
Nhưng có lẽ nhà hóa học Joseph Nagyvary của ĐH Texas giải thích được rõ hơn về bí mật của cây đàn. Giả thiết của ông là do độ ẩm cao ở Cremona, Stradivari sử dụng nhiều biện pháp bảo dưỡng để gỗ cây vân sam không bị thối mục. Qua kính hiển vi, ông phát hiện dấu vết của một loại nấm thường mọc ở các dòng sông mà các súc gỗ vân sam đã được thả bè từ núi Alpes về Cremona. Loại nấm này mọc nhanh đến độ thay thế các tế bào của súc gỗ khiến cây đàn có âm thanh phong phú và dễ phân biệt.
Ngoài ra có chuyện kể rằng các cây đàn Stradivarius này còn có lời nguyền trong đó, lời nguyền có nói rằng những anh chàng hay cô nàng nào đó không có tài năng thực sự mà sử dụng cây đàn này với mục đích lừa tình, mua chuộc lòng người hay các mục đích không tốt đẹp thì sẽ phải chịu hậu quả.

1/ Joshua Bell -Hiện nay ông được coi là tay vĩ cầm số một thế giới. Đĩa nhạc vừa ra mắt của anh Joshua Bell tại nhà cùng các bạn (Joshua Bell at home with friends) đang được bán chạy nhất thế giới. Cây vĩ cầm ông sở hữu là Gibson Stradivarius .
2/ Anne-Sophie Mutter - Nữ nghệ sĩ violon tài ba sinh năm 1963 là một ngôi sao nổi tiếng thế giới của nhạc cổ điển. Bà sớm được Karajan giúp đỡ và được coi là một chuyên gia nhạc Mozart. Hiện nay bà đang sở hữu hai cây đàn và cả hai đều thuộc hãng đàn nổi tiếng Stradivarius, cây Emiliani (sản xuất năm 1703) và cây Lord Dunn-Raven (sản xuất năm 1710)
3/ Niccolo Paganini sinh ngày 27 tháng 10 năm 1782 tại Genoa –một vùng biển đẹp ở Ý. Cá chất kiêu căng, lập dị, Paganini bị từ chối không được nhận vào hàng ngũ nghiêm trang bởi nhiều nhạc sĩ quan trọng thời đại ông (và cả ngày nay), nhưng một điều khó thể phủ nhận rằng ông là tay biểu diễn vĩ cầm ngoại hạng đầu tiên, chưa từng có ai là đối thủ trước đó. Một phần tạo nên sự thành công cho Paganini chính là kỹ thuật biểu diễn, trước ông chưa từng thấy xảy ra và sau ông cũng khó thể tưởng tượng còn ai đủ khả năng như thế
X4/ Pierre Amoya - Cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, cây violon cực kỳ quý hiếm và đắt giá của nghệ sĩ vĩ cầm bậc thầy Pierre Amoyal bị đánh cắp. Thuỷ chung với cây Stradivarius như mê mẩn một người tình, ông đã trở thành thám tử điều tra bất đắc dĩ. Sau 4 năm truy lùng đem lại kết quả mỹ mãn, ông đã "ôm" lại được vào lòng mình cây đàn thân yêu.

5/ Yehudi Menuhin (22/4/1916 - 12/3/1999) - Được mệnh danh là “nghệ sĩ violin của thế kỉ 20”, “thần đồng của những thần đồng”, cuộc đời của Yehudi Menuhin là một chuỗi những tháng ngày khổ luyện gian nan nhưng đầy thành công và vinh quang chói lọi.
Tiếng đàn của Menuhin là sự đúc kết của những điều tinh túy nhất: kĩ thuật siêu đẳng của Heifetz, sử ủy mị duyên dáng của Kreisler, sự quyền uy và chính xác của Oistrakh, sự giàu cảm xúc của Milstein.
6/ Nhạc trưởng Roderic von Bennigsen sở hữu cây đàn vô giá 300 tuổi có giá là 3 triệu euro bị đánh cắp vào ngày 17/10/2008 từ lâu đài Bennigsen. Cây đàn đã trải qua một năm trời lưu lạc cùng hai tên trộm. May mắn thay, Roderic von Bennigsen đã tìm lại được cây violon của mình. Vợ ông, bà Jeanne Christee, là người chơi cây đàn này. Ông và vợ thường tổ chức festival nhạc cổ điển vào mùa hè hàng năm tại dinh thự của mình.
7/ Nghệ sĩ violin Hàn Quốc Kim Min Jin cùng cảnh ngộ bị trộm cây đàn violon "có một không hai" Stradivarius là. Cây đàn của Kim Min Jin hơn 300 năm tuổi. Hiện, công ty bảo hiểm đang đặt giải thưởng 24.000 USD cho người mang trả lại cây đàn.
8/ Jascha Heifetz (2/2/1901 – 21/12/1992) đã có buổi biểu diễn đầu tiên tại Mỹ  được thực hiện tại Carnegie Hall và nó đã trở thành huyền thoại. Sau đêm đó Heifetz đã trở thành thần tượng âm nhạc mới của nước Mỹ.. Phong cách biểu diễn của ông đã có ảnh hưởng rất sâu sắc đến cách tiếp cận cây vĩ của những nghệ sĩ violin sau này. Heifetz thường xuyên sử dụng kỹ thuật "portamento" và điều đó đã tạo nên cho ông một phong cách rất độc đáo, rất riêng: lướt từ nốt này sang nốt khác Heifetz đã đem đến cho người nghe những cung bậc cảm xúc mãnh liệt nhất.

9/ David Oistrakh ( 30/9/1908 - 24/10/1974) được xem là “Sa hoàng của những nghệ sĩ violin”, “Sự thôi miên của những âm thanh kì diệu”, “Paganini của phương Bắc”. Tiếng đàn của ông đẹp một cách hoàn hảo nhưng không hoàn toàn là dựa vào một nền tảng kĩ thuật tuyệt vời, mà cây violin biết hát đó được tấu lên từ một trái tim nồng ấm và cao quí. Năm 1955 trong chuyến biểu diễn tại Mĩ, Oistrakh đã mua được cây đàn cây đàn 1714 Conte di Fontana Stradivarius và đến tháng 6 năm 1966, ông đổi lấy một cây violin cũ hơn 1705 Ex Marsick Stradivarius. Cây đàn này này trước kia là của nghệ sĩ violin người Pháp Pierre Joseph Marsick, giáo viên tại Nhạc viện Paris và là thầy của George Enescu và Jacques Thibaud. Đây cũng là cây đàn mà Oistrakh đã dùng để biểu diễn cho đến cuối cuộc đời. Thêm vào đó, Nữ hoàng Elisabeth của Vương quốc Bỉ, một nghệ sĩ violin tài năng, học trò của Eugene Ysaÿe và là người đỡ đầu cho cuộc thi âm nhạc quốc tế mang tên bà khi qua đời năm 1965 đã để lại di chúc tặng cây đàn Stradivarius của mình cho David Oistrakh – người mà bà vô cùng kính trọng. Oistrakh đã rất trân trọng món quà này giữ gìn nó vô cùng cẩn thận. Sau khi Oistrakh qua đời, vợ và con trai ông đã tặng lại cây đàn Stradivarius có âm thanh tuyệt vời này cho Glinka State Museum of Music, Moscow với hi vọng một ngày nào đó, người được sở hữu cây đàn này là sẽ một nghệ sĩ violin thần đồng của nước Nga.

10/ Nathan Mironovich Milstein (31/12/1903 – 21/12/1992): Tiếng đàn tinh tế và quý phái của ông thực sự có thể làm mê hồn người. Sự mãnh liệt và khoẻ khoắn trong cách chơi có thể cảm nhận thấy rõ ràng và đầy ly kì. Nhưng không một yếu tố nào trong số này lại kìm hãm những cái còn lại và không có cái nào quá mờ nhạt hay quá nổi bật khi ông chơi, tất cả chúng hoà chung một cách tự nhiên và nhạc cảm sâu sắc đến nỗi làm cho Milstein gần như là duy nhất. Không phải nghi ngờ gì khi nói kỹ thuật của ông là tao nhã nhất và hoàn hảo nhất của thời mình. Trong cuộc đời biểu diễn của mình, Milstein đã sử dụng nhiều cây đàn violin nhưng từ năm 1945 ông trung thành với cây đàn 1716 "Goldman" Stradivari mà ông đổi tên thành "Maria Teresa"; Maria là tên con gái còn Teresa là tên vợ của ông.

11/ David Garrett (4/9/1980)  là violinist mới nổi người Đức, sở hữu 1 cây đàn Ý Stradivarius giá 2 triệu USD , phá kỷ lục Guinness về tốc độ chơi đàn nhanh nhất TG. Nổi tiếng với bản cover Smooth Criminal của MJ, Summer của Vivladi, cùng các bản nhạc mang phong cách Rock mạnh mẽ.
12/ Vadim Repin (31/8/1971) sinh ra tại Novosibirsk, phía tây Siberia. Con người nghệ sĩ trong Vadim Repin là sự kết hợp giữa đam mê cháy bỏng, kĩ thuật siêu việt, chất thơ và nhạc cảm tuyệt vời. Huyền thoại Yehudi Menuhin đã thốt lên: Đơn giản là nhất, đây là nghệ sĩ violin hoàn hảo nhất mà tôi từng được nghe”. Hiện tại Vadim Repin thường xuyên biểu diễn trên 2 cây đàn: 1736 Guarneri del Gesù “von Szerdahely” và đặc biệt là Stradivarius 'Ruby' 1708 thuộc quyền sở hữu của Stradivarius Society of Chicago, đây cũng chính là cây đàn trước đây vào năm 1875 Pablo de Sarasate đã dùng để biểu diễn lần đầu tiên tác phẩm Symphonie espagnole, Op. 21 của Edouard Lalo mà sau này Repin cũng có bản thu âm cùng Erato với chính tác phẩm và cây đàn này.
13/ Salvatore Accardo (26/9/1941) là một nghệ sĩ violon bậc thầy kiêm chỉ huy dàn nhạc. Ông được đánh giá cao về sự thể hiện các tác phẩm của Paganini, J. S. Bach , các tác phẩm đương đại, nhạc thính phòng, nhạc Opera. Accardo sở hữu hai violon Stradivarius lừng danh, cây “Hart ex Francescatti" (1727) và cây “"Firebird ex Saint-Exupéry" (1718).
14/ Itzhak Perlman( 31/8/1945) là con trai của một thợ cắt tóc nhưng cậu đã được cầm trên tay cây đàn violin khi còn rất nhỏ. Sau này sự nghiệp đi lên Itzhak Perlman sắm được cây Stradivari 1714 "General Kyd" (ngài General Kyd này nửa nốt nhạc cũng hổng biết nhưng mê vĩ cầm nên sắm một cái để ngắm). Tới 1980 Perlman bán cây General Kyd đi (không rõ lí do). Mãi 1986 IP mua được cây Stradivari 1714 "Soil" của Lord Yehudi Menuhin.. Người ta đã kể nhiều và có lẽ còn kể mãi một câu chuyện cảm động về ông. Perlman bị bại liệt từ nhỏ, ông thường phải đi lại rất khó khăn với một đôi nạng. Ông bước từng bước một lên sân khấu, đau đớn và chậm chạp. Ông ngồi xuống ghế, từ từ đặt đôi nạng xuống sàn, gỡ những chiếc kẹp khỏi ống quần, duỗi một chân ra trước và một chân ra sau. Ông cúi xuống, cầm lấy cây đàn violin, hất đầu ra hiệu cho nhạc trưởng và bắt đầu chơi. Khi ông chỉ vừa mới kết thúc vài ô nhịp, một âm thanh vang lên trong phòng hòa nhạc một cách đầy hụt hẫng, một dây đàn của ông bỗng nhiên bị đứt. Dĩ nhiên, ai cũng nghĩ rằng, chơi một tác phẩm giao hưởng chỉ với ba dây là điều không thể. Nhưng đêm ấy, Perlman đã không muốn nghĩ như thế. Không biết ông đã phải điều chỉnh những dây đàn và cây vĩ với một khả năng thiên tài tới mức nào. Có những lúc, ông đã làm cho ba dây đàn còn lại phát ra những âm thanh mà trước đó người ta chưa từng được nghe.
Khi tác phẩm kết thúc, đã có một sự im lặng diệu kỳ trong nhà hát. Rồi đột nhiên, mọi người đứng dậy và vỗ tay. Những khán giả đã làm tất cả mọi điều để thể hiện lòng cảm kích vô bờ bến của họ đối với Perlman. Ông đã mỉm cười, đưa tay khẽ gạt mồ hôi trên trán rồi dùng vĩ ra hiệu mọi người ngừng lại. Ông nói với mọi người bằng một giọng trầm ngâm và đầy vẻ tôn kính: “Các bạn biết đấy, đôi khi nhiệm vụ của một người nghệ sỹ là khám phá ra anh vẫn có thể làm được nhiều tới mức nào cho âm nhạc chỉ với những thứ mà anh còn trong tay.”

15/ Pablo de Sarasate (1844-1908) được lịch sử âm nhạc nhắc đến trong danh sách những nhà soạn nhạc-nghệ sỹ violin danh tiếng nhất của mọi thời đại, cùng với Nicclo Paganini, Heinrick Wieniawsky, Giuseph Tartini, Eugen Isaye, Fried Keissler… Âm nhạc của ông thực sự là tâm hồn của dân tộc Gypsy, và cũng thực sự là vẻ đẹp của nền âm nhạc dân tộc ở Tây Ban Nha. Nó mang những tâm trạng u buồn đặc trưng, giống như những nỗi buồn tình yêu, đầy chất thi vị, đằm thắm. Nó mang những cảm xúc khi thì ngọt ngào đắm đuối, khi lại sôi nổi nồng nhiệt. Nó mang tình yêu đối với sự tự do và cả sự tự do đối với tình yêu, giống như hình ảnh của cô gái Carmen trong vở nhạc kịch cùng tên của Merime và Bizet. Tôi nghĩ rằng, sở dĩ âm nhạc Tây Ban Nha của de Sarasate có thể giàu sức quyến rũ đến vậy là bởi vì nó đã chứa đựng những niềm khát khao chân thành nhất của trái tim con người. Sarasate một mình sở hữu hai cây đàn Stradivarius, một cây Boissier Stradivarius 1713, một cây Sarasate Stradivarius 1724. Nghe đâu, cây đàn Stradivarius làm năm 1724 mà Sarasate truyền lại cho nhạc viện Paris chính là cây đàn Nữ bá tước lừng danh mà ông đã được tặng, một món quà thể hiện rất đậm nét tình cảm mà giới phụ nữ hâm mộ đã dành cho ông. Điều này kể ra cũng hợp lý vì âm nhạc của Pablo de Sarasate đa số được nữ giới yêu thích vì nó có ảnh hưởng sâu sắc đến những cảm nhận của phụ nữ.
 
16/ André Rieu (1/10/1949) là nghệ sỹ vỹ cầm và chỉ huy dàn nhạc, người Hà Lan. Ông nổi tiếng tạo ra sự Phục hưng quốc tế về nhạc waltz. Năm 1987, ông thành lập dàn nhạc giao hưởng “Johann Strauss” và công ty ghi đĩa riêng của mình. Kể từ đó, bằng chính phong cách trình diễn nhạc kịch, lối chơi mang phong cách nhạc rock của mình cùng với mái tóc dài gợn sóng đã đưa một luồng sinh lực mới cho thể loại nhạc waltz. Với cây đàn violin do bậc sư người Ý Stradivarius đóng vào năm 1667 trị giá $11 triệu đô la trên tay, André Rieu đã mê hoặc biết bao khán giả.
17/ Kyung-Wha Chung (26/3/1948) được coi là một trong những người tiên phong của các nữ nghệ sĩ trong giới violin. Trong kĩ thuật biểu diễn, tay phải và trái của Chung gần như hoàn hảo, tuy nhiên so với tay trái thì tay phải càng có nhiều điểm đặc biệt hơn, nó tạo nên âm sắc tuyệt vời trong tiếng đàn của cô, tình cảm và rất mạnh mẽ, kịch tính.Trong cuộc đời cô có hai cây đàn quí: Một là Stradivari 1693, đây là cây đàn có âm thanh xán lạn, huy hoàng. Sau này, cùng với sự trưởng thành của con người và sự phát triển về mặt âm nhạc, Chung có quan niệm khác về âm sắc tiếng đàn, vì vậy cô đã chọn cây đàn Guarneri (chủ nhân cũ của cây đàn này là danh cầm Jan Kubelik, 1880 - 1940). Nói về đàn, Chung tâm sự: ”Nhạc cụ cũng như người, có linh tính, có tình cảm, bạn dành cho nó bao nhiêu tình cảm thì nó cũng sẽ báo đáp lại bạn bấy nhiêu, nhạc cụ nào càng tốt thì càng mẫn cảm. Đây là nguyên nhân vì sao mà cùng một nhạc cụ mà mỗi người lại đánh ra một tiếng đàn khác nhau”.
18/ Zino Francescatti (1902 - 1991) - Cây vĩ của ánh sáng: Đó là vài từ có thể tóm tắt đầy đủ nghệ thuật của Zino Francescatti, một trong những nghệ sĩ vĩ cầm vĩ đại nhất của thế kỷ XX, điêu luyện nhất trong số những người điêu luyện. Nhưng trên hết, ông là một nghệ sĩ tràn đầy nhiệt huyết, với tiếng đàn huy hoàng, có sức lan tỏa mạnh mẽ, đã làm thổn thức trái tim những người yêu nhạc cổ điển trên thế giới trong suốt sáu thập kỷ. Năm 1986, Zino Francescatti tặng lại cây đàn Stradivarius của mình (mang tên Hart, sản xuất năm 1727) cho người bạn thân - nghệ sĩ vĩ cầm Salvatore Accardo. Cũng trong năm này, Zino và vợ đã thành lập một hiệp hội âm nhạc với hai mục tiêu: giúp đỡ các nghệ sĩ trẻ và phát hiện những tài năng âm nhạc, giới thiệu họ trước công chúng.
20/ Isaac Stern (1920-2001) là nghệ sĩ violin bậc thầy, một trong những violinist vĩ đại nhất của thế kỉ 20. Bên cạnh đó ông còn được biết đến như là người rất nhiệt thành trong việc truyền bá âm nhạc cổ điển. Nếu như ở Heifetz là một nền tảng kĩ thuật đầy kích thích; Oistrakh là sự chuẩn mực đáng khâm phục; Menuhin thần đồng tinh tế và tài hoa, Milstein là một tổng thể hài hoà, Kogan là sự góc cạnh và mạnh mẽ thì với Stern, cây đàn violin luôn tấu lên những âm thanh da diết đến nao lòng. Khán giả khi lắng nghe Stern thường lặng đi trước một tiếng đàn violin ấm áp và cháy bỏng, đặc biệt là ở những chương chậm. Một điểm nhấn đáng chú ý  trong cuộc đời của Isaac Stern là bộ phim “From Mao to Mozart: Isaac Stern in China” nói về một lần viếng thăm Trung Quốc của ông, trong đó Stern được coi như một nhà truyền bá âm nhạc cổ điển cho những học sinh trẻ ưu tú của Trung Quốc đã giành được giải Oscar dành cho phim tài liệu vào năm 1981 và được nhận giải thưởng đặc biệt lại Liên hoan phim quốc tế Cannes, Pháp. Stern đã từng chơi trên cây violin Straviari (1721).
21/ Maxim Vengerov (20/8/1974): cả tuổi thơ Vengerov gắn liền với cây đàn violin, ngay từ khi mới 4 tuổi rưỡi, anh đã tỏ rõ là một cậu bé tài năng và hứa hẹn trở thành một nghệ sĩ lớn. Vengerov đã chinh phục được cả thế giới bằng phong cách trình diễn rực lửa và cả sự tinh tế, biểu cảm trong từng nốt nhạc. Với khả năng làm chủ được các kỹ thuật, Vengerov còn được người nghe tán thưởng bởi những nét nhấn nhá hoàn hảo ở những nốt hoa mỹ, đẹp đến khó tin. Ở thời điểm này, không ai còn nghi ngờ về tài năng của anh. Thậm chí, có người còn tiên đoán rằng, Vengerov còn hứa hẹn trở thành huyền thoại mới của làng violin thế giới. Vengerov luôn luôn nhắc đến một Mạnh Thường Quân âm nhạc, bà Yoko Nagae Ceschina, người đã có những lời khuyên bảo chân tình và giúp đỡ hết sức nhiệt tình anh trong bước đường nghệ thuật. Chính cây đàn “ex-Kreutzer” Stradivarius 1727 danh tiếng anh có được từ tháng 4 năm 1998 cũng từ món quà tặng đầy ý nghĩa của bà. Bà đã mua lại cây đàn violin này từ nhà bán đấu giá nổi tiếng Christie, London với giá 947.000 bảng Anh.












No comments:

Post a Comment

Người Theo Dõi