Monday 15 May 2017

CHƠI VIOLIN NHƯ TÔI ĐÃ DẠY – VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT – Chương VI: Kỹ thuật tay trái (PHẦN 1)

CHƯƠNG VI

KỸ THUẬT TAY TRÁI

Nếu ngón bấm chỉ để ở một vị trí thì ta không cần sử dụng đến từ"kỹ thuật", theo nghĩa toàn diện của nó ta chỉ xem xét kỹ thuật tay trái khi có sự thay đổi vị trí ngón bấm. Sau đó, tôi sẽ nói một vài điều về lực ấn ngón tay lên dây đàn, và đưa ra một số gợi ý liên quan đến thang âm (scales), ngón bấm và các bài luyện tập.

SỰ THAY ĐỔI VỊ TRÍ

Khi chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, người chơi violin cần phải rất chú ý để thấy sự thay đổi này - hay đúng hơn từ vị trí này sang vị trí khác, bắt đầu từ điểm đầu tiên - được thực hiện mà không gây nên tiếng động. Đây là điều cần thiết đầu tiên. Chẳng hạn như khi chơi thang âm trên dây E(Mi), ngón tay số 1 chuyển sang vị trí thứ ba không gây lên tiếng vuốt - glissando dù nhỏ nhất. Mặc dù ngón tay số 1 nằm vững trên dây đàn, nhưng nó không nên nhấn mạnh xuống khiến cho việc di chuyển đến vị trí khác trở nên khó thực hiện. Và tương tự như vậy, khi quay lại vị trí đầu tiên, ngón số 1 không nhấc khỏi dây đàn trong quá trình di chuyển này, mà vẫn giữ nguyên vị trí, trong khi ngón số 2 để càng gần vị trí đầu tiên càng tốt, sao cho nó luôn sẵn sàng để thay thế vị trí đó một cách nhanh nhất để tránh tạo ra hiệu ứng glissando. Quá trình thay đổi vị trí ngón bấm phải được thực hiện sao cho hạn chế tiếng động ở mức nhỏ nhất như kĩ thuật legato từ nốt nhạc này sang nốt nhạc khác theo thang âm trên đàn piano:


Quy tắc này cũng nên được quan sát khi bạn tiến lên hoặc lùi xuống bằng ngón tay số 2 và số 3 trên cả ba dây còn lại, nguyên tắc vẫn như cũ, không phân biệt ngón tay đang sử dụng.

Nếu bạn không tuân theo quy tắc này, hoặc không chú ý đến nó thì chắc chắn sự bất cẩn của bạn sẽ phá cả đoạn nhạc. Mặc dù nhịp điệu chơi tốt và giai điệu hay, dễ nghe nhưng sự thay đổi vị trí bấm bất thường sẽ luôn mang tới hệ quả nghiêm trọng.

Ngón tay cái không đóng vai trò quan trọng trong sự thay đổi từ vị trí này sang vị trí khác. Nhưng cần lưu ý các điểm sau: ngón cái không nên bám chặt vào cần đàn (neck) ở vị trí đầu tiên và phím đàn (finger board). Lỗi này gặp phải ở những người mới bắt đầu. Hãy đặt ngón cái nhẹ nhàng lên cần đàn và theo sau là ngón tay số 1 để di chuyển tới các vị trí khác nhau, nhờ đó tay có thể dễ dàng đưa lên và đưa xuống mà không bị giữ chặt ở một chỗ, trừ khi nó di chuyển tới các vị trí cao hơn như thứ năm, thứ sáu, thứ bảy ... Trong những trường hợp đó, ngón cái phải được giữ ở giữa, ở cạnh phía cuối cần đàn, bàn tay sẽ được lùi từ từ từng chút một.
Mỗi ngón tay đều có những chức năng riêng. Khi học sinh đến hỏi tôi tư thế và vị trí của ngón tay cái thì tôi luôn luôn nói với họ đừng nghĩ về nó quá nhiều và đưa cho họ những quy tắc mà tôi nêu ở trên.Nhiệm vụ đầu tiên của ngón cái là giữ violin nằm giữa ngón tay cái và ngón tay số 1 để đàn không rơi ra khỏi bàn tay của người chơi. Theo tôi đây là chức năng chính của ngón cái rồi sau đó mới đến các chức năng khác tôi đã mô tả.


LỰC ẤN NGÓN TAY LÊN DÂY ĐÀN

Câu hỏi về Lực ấn ngón tay lên dây đàn được tranh cãi rộng vì có nhiều quan điểm trái ngược nhau. Các nghệ sĩ bậc thầy của thế kỷ vừa qua không đưa ra kết luận cụ thể mà để cho mỗi giáo việc tự quyết định hoặc thuận theo bản năng của học sinh. Giáo viên sẽ quyết định thông qua việc quan sát ngón tay và bàn tay của học trò, lực ấn tùy thuộc vào trường hợp cụ thể và thể trạng ngón tay của họ. Ngoài ra, giáo viên cũng phải xét đến hình dạng của bàn tay; những thói quen, cách thức tạo nên sự khác biệt của giai điệu ở mỗi học trò để từ đó điều chính lực ấn của ngón tay.

Dù là những nghệ sĩ vĩ cầm chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm thì cũng không thể áp đặt lên bất kì quy tắc nào vì những lực ấn luôn luôn bị thay đổi trong trường hợp riêng của mỗi cá nhân. Có những ngón tay cứng như thép, đặt xuống dây, thực hiện không cần nỗ lực ấn xuống để rung ngay khi cây vĩ chuyển động. Những cũng có ngón tay yếu phải ấn mạnh hơn để đảm bảo hiệu quả tương tự như thế.

Không có bất kì hai người chơi nào lại có mọi đặc điểm giống nhau- vậy nên rõ ràng là không khôn ngoan khi cứ cố gắng đưa ra các quy tắc cho vấn đề này.

Những người chuyên khảo về chủ đề này đã khuyên "thư giãn"  bàn tay trong mọi hoàn cảnh. Bản thân tôi cũng đồng ý với quan điểm này đối với kéo vĩ dựa trên sự đàn hồi  sự linh hoạt của cổ tay, và áp lực nhẹ của các ngón tay khi cầm vĩ. Nhưng, nếu chúng ta đang nói về "sự thư giãn" của bàn tay trái - tức là các ngón tay trái, thì tôi có ý kiến ​​ngược lại.

Trên thực tế, tôi tin rằng đây là một quan điểm sai lầm vì lực ấn của các ngón tay phải phù hợp một cách chính xác, cụ thể với thể trạng của từng đối tượng. Thậm chí càng cố gắng giảm bớt tiếng đàn khi chơi piano pianissimo thì càng cần tăng lực ấn của ngón tay, đặc biệt là ở những vị trí mà dây đàn được nâng lên cao hơn phím bấm (fingerboard) và các nốt cao trên dây Mi (E)-string tăng lên:


Lực ấn của ngón tay được chơi tốt nhất ở trên vùng phím bấm (fingerboard), càng chơi nhanh, các nốt này sẽ ít rung lực kéo nhẹ của cây vĩ. Mặt khác, bạn càng cố gắng chơi ở những nốt nhạc cao – những nốt nhạc có tiếng rít thì càng gây ra những âm thanh rất khó nghe vì bạn đã hạn chế hiệu ứng rung khi bỏ qua khoảng cách giữa ngón tay và ngựa đàn (bridge).

                              MUỐI lược dịch từ cuốn VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT

No comments:

Post a Comment

Người Theo Dõi