CHƯƠNG X
SẮC THÁI - SỰ BIỂU LỘ LINH HỒN CỦA ĐOẠN NHẠC
Học sinh violin trung bình không quan tâm đến tầm quan trọng của sắc thái biểu cảm trong âm nhạc. Anh ta có khuynh hướng tin rằng nếu mình chơi đúng nốt nhạc, đúng nhịp điệu và thêm vào đó là sự nhịp nhàng thì sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu đối với một nghệ sĩ violin. Tuy nhiên, với quan điểm đó anh ta sẽ không bao giờ có hi vọng để trở thành một nghệ sĩ thực thụ khi đã bỏ qua sự nhạy cảm về âm nhạc, cái nhìn đầy đủ về các yếu tố để chơi violin với sự phong phú, đa dạng các của sắc thái có trong tiếng vĩ cầm. Nghiên cứu các bản tứ tấu, tam tấu. sonata và đặc biệt là các bản giao hưởng của Beethoven chúng ta sẽ khám phá thấy vô số các sắc thái khác nhau. Vị thiên tài âm nhạc này đã viết ra những bản nhạc phong phú, giàu màu sắc để dẫn lối tới mọi cung bậc cảm xúc của con người. Hơn thế nữa, ông đã sống một cuộc đời với nhiều đau khổ để sau đó mang vào âm nhạc dưới nhiều sắc thái. Chính Beethoven là người hiểu rõ rằng sự đơn điệu sẽ khiến âm nhạc trở lên nhàm chán và với tôi, ông là một nhà soạn nhạc thiên tài.
Tuy nhiên, những học sinh violin trẻ tuổi thường bận tâm về các khía cạnh của kĩ thuật nên quên rằng âm nhạc là nghệ thuật của cảm xúc - là cái gốc rễ để anh ta đến được với âm nhạc, tập luyện và trở thành một nghệ sĩ thực thụ. Những học sinh có mức chơi trung bình thường không chú ý tới sự khác biệt giữa một giai điệu êm dịu và một giai điệu rất nhẹ nhàng ( piano và pianissimo) - để tạo ra sự khác biệt rõ nét giữa những đoạn chơi mạnh, đoạn chơi cực mạnh và giọng nữ trung. Và trên hết anh ta sẽ bỏ qua giá trị của những đoạn nhạc được chơi mạnh dần hoặc chơi nhẹ dần cần phải thực hiện từ từ, từng chút một. Với lối suy nghĩ đó, anh ta tiếp tục chơi "crescendo" (mạnh dần) theo kiểu "to hơn" và "diminuendo" theo kiểu "dịu nhẹ hơn" trong khi các sắc thái nên được chuyển dần từ "fortissimo"(êm dịu) xuống "pianissimo"(rất nhẹ nhàng). Ngoài ra người chơi cần tự linh động các kĩ thuật kéo vĩ. Đôi khi chơi một đoạn nhạc mạnh dần có thể dẫn tới một giai điệu du dương đầy bất ngờ đó là kiểu chơi "forte-piano" - đây là điều không thể thiếu trong một vở nhạc hay. Tôi tin rằng những điểm nhấn này cần được chơi hòa hợp với nét đặc trưng của bản nhạc và người nghệ sĩ violin nên giống như một nhạc trưởng - người sẽ có góc nhìn tổng quát để mọi nhịp vĩ đều hòa quyện, hài hòa với nhau. Sự đơn điệu là cái chết của âm nhạc. Sắc thái chính là thuốc giải độc cho sự đơn điệu đó. Berlioz từng nói " Violin có khả năng tạo ra một loạt sắc thái biểu cảm khác nhau. Nó mang trong mình sức mạnh tổng hợp, sự nhẹ nhàng và uyển chuyển, tiếng u sầu và vui tươi, sự trầm ngâm và niềm đam mê. Điều duy nhất là làm sao để vĩ cầm biết nói."