Thursday 28 December 2017

Wednesday 27 December 2017

SÁCH: THE VIOLIN - HOW TO MASTER IT (Chương I)

ĐÀN VĨ CẦM
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH BẬC THẦY CHƠI ĐÀN VĨ CẦM
Tác giả : Elias Howe


CHƯƠNG I
SỨC MẠNH CỦA ĐÀN VĨ CẦM


Friday 22 December 2017

Phỏng vấn nghệ sĩ vĩ cầm Baroque - Tác giả cuốn sách :"Before the Chinrest"

        Dưới đây là bài phỏng vấn với nghệ sĩ vĩ cầm theo phong cách baroque - Stanley Ritchie - tác giả cuốn sách :"Before the Chinrest" (Trước khi có tựa cằm) sẽ mang đến cho bạn những hướng dẫn và lời khuyên đơn giản và hữu ích về kỹ thuật và phong cách trước khi có tựa cằm.


Tuesday 14 November 2017

20 + GAME VIOLIN THÚ VỊ DÀNH CHO TRẺ EM

      Con bạn có gặp rắc rối khi luyện tập các kỹ thuật chơi đàn vĩ cầm? Hay bạn có gặp khó khăn khi hướng dẫn, động viên cậu bé hoặc cô bé tập kéo vĩ? Đó đều là những vẫn đề thường xuyên gặp khi những nghệ sĩ nhí trở lên mất tập trung hay nản lòng khi học chơi violin, hơn nữa nó còn là một nhạc cụ khó học.
      Để giúp trẻ có động lực, thêm sự vui thích trong quá trình học bạn hãy thử thường xuyên kết hợp việc luyện tập với một số trò chơi liên quan đến violin. Dưới đây là 20 trò chơi violin mà phụ huynh hoặc giáo viên có thể chơi cùng với trẻ.
      Một số trò chơi vioin có yêu cầu thêm một số phụ kiện và sự chuẩn bị bài trước nhưng đa phần đều rất dễ tổ chức chơi và đem lại hiệu quả về mặt chi phí. Hơn thế nữa, các trò chơi game violin được chia theo từng kĩ năng. ( Lưu ý: những trò chơi game violin dưới có thể được áp dụng cho những nhạc cụ khác như piano, guitar và trống).



Friday 6 October 2017

CHƠI VIOLIN NHƯ TÔI ĐÃ DẠY – VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT – Chương X: SẮC THÁI

CHƯƠNG X 

SẮC THÁI - SỰ BIỂU LỘ LINH HỒN CỦA ĐOẠN NHẠC

Học sinh violin trung bình không quan tâm đến tầm quan trọng của sắc thái biểu cảm trong âm nhạc. Anh ta có khuynh hướng tin rằng nếu mình chơi đúng nốt nhạc, đúng nhịp điệu và thêm vào đó là sự nhịp nhàng thì sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu đối với một nghệ sĩ violin. Tuy nhiên, với quan điểm đó anh ta sẽ không bao giờ có hi vọng để trở thành một nghệ sĩ thực thụ khi đã bỏ qua sự nhạy cảm về âm nhạc, cái nhìn đầy đủ về các yếu tố để chơi violin với sự phong phú, đa dạng các của sắc thái có trong tiếng vĩ cầm. Nghiên cứu các bản tứ tấu, tam tấu. sonata và đặc biệt là các bản giao hưởng của Beethoven chúng ta sẽ khám phá thấy vô số các sắc thái khác nhau. Vị thiên tài âm nhạc này đã viết ra những bản nhạc phong phú, giàu màu sắc để dẫn lối tới mọi cung bậc cảm xúc của con người. Hơn thế nữa, ông đã sống một cuộc đời với nhiều đau khổ để sau đó mang vào âm nhạc dưới nhiều sắc thái. Chính Beethoven là người hiểu rõ rằng sự đơn điệu sẽ khiến âm nhạc trở lên nhàm chán và với tôi, ông là một nhà soạn nhạc thiên tài.

Tuy nhiên, những học sinh violin trẻ tuổi thường bận tâm về các khía cạnh của kĩ thuật nên quên rằng âm nhạc là nghệ thuật của cảm xúc - là cái gốc rễ để anh ta đến được với âm nhạc, tập luyện và trở thành một nghệ sĩ thực thụ. Những học sinh có mức chơi trung bình thường không chú ý tới sự khác biệt giữa một giai điệu êm dịu và một giai điệu rất nhẹ nhàng ( piano và pianissimo) - để tạo ra sự khác biệt rõ nét giữa những đoạn chơi mạnh, đoạn chơi cực mạnh và giọng nữ trung. Và trên hết anh ta sẽ bỏ qua giá trị của những đoạn nhạc được chơi mạnh dần hoặc chơi nhẹ dần cần phải thực hiện từ từ, từng chút một. Với lối suy nghĩ đó, anh ta tiếp tục chơi "crescendo" (mạnh dần) theo kiểu "to hơn" và "diminuendo" theo kiểu "dịu nhẹ hơn" trong khi các sắc thái nên được chuyển dần từ "fortissimo"(êm dịu) xuống "pianissimo"(rất nhẹ nhàng). Ngoài ra người chơi cần tự linh động các kĩ thuật kéo vĩ. Đôi khi chơi một đoạn nhạc mạnh dần có thể dẫn tới một giai điệu du dương đầy bất ngờ đó là kiểu chơi "forte-piano" - đây là điều không thể thiếu trong một vở nhạc hay. Tôi tin rằng những điểm nhấn này cần được chơi hòa hợp với nét đặc trưng của bản nhạc và người nghệ sĩ violin nên giống như một nhạc trưởng - người sẽ có góc nhìn tổng quát để mọi nhịp vĩ đều hòa quyện, hài hòa với nhau. Sự đơn điệu là cái chết của âm nhạc. Sắc thái chính là thuốc giải độc cho sự đơn điệu đó. Berlioz từng nói " Violin có khả năng tạo ra một loạt sắc thái biểu cảm khác nhau. Nó mang trong mình sức mạnh tổng hợp, sự nhẹ nhàng và uyển chuyển, tiếng u sầu và vui tươi, sự trầm ngâm và niềm đam mê. Điều duy nhất là làm sao để vĩ cầm biết nói."

Friday 9 June 2017

CHƠI VIOLIN NHƯ TÔI ĐÃ DẠY – VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT – Chương IX: Hòa âm - HARMONICS



CHƯƠNG IX
HARMONICS

I
HÒA ÂM TỰ NHIÊN - NATURAL HARMONICS

NATURAL HARMONIC – được thực hiện khi dây đàn buông- hiện diện với số bốn trên mỗi chuỗi riêng của violin. Ví dụ như trên dây G (Sol), chúng ta có:



Và tương tự, các these harmonics có trên dây D (Rê), A (La) và E (Mi). Các ngón bấm được nêu ra ở ví dụ trên và các ngón bấm khác có thể được sử dụng ở bất kì vị trí nào mà chúng có khả năng chơi được bản ghi hài hoà tự nhiên.


HÒA ÂM NHÂN TẠO - ARTIFICIAL HARMONICS

Artificial harmonics khó chơi hơn so với natural harmonics vậy nên việc luyện tập nó một cách chi tiết là cần thiết để có thể chơi và tạo ra hiệu ứng thực sự hài hòa. Muốn thành thạo kỹ thuật này bạn phải tuân theo một quy luật: thực hiện một cách chậm rãi, chú ý sao cho ngón bấm số 4 đặt đúng vị trí để tạo ra được giai điệu hài hòa (ngón bấm số 1vẫn ở nguyên vị trí). Chỉ cần lệch vị trí một chút sẽ làm âm điệu không chuẩn và dẫn mất đi sự hài hòa của giai điệu. Khi điều này xảy ra, người chơi thường viện dẫn mọi lý do trong khi hầu hết các thất bại là tại ngón bấm số 4 hoặc tại cả ngón bấm số 1 và số 4 đặt không đúng vị trị.

Hệ quả của việc ngón bấm đặt sai vị trí còn rõ ràng và xấu hơn khi chơi một chuỗi hòa âm trong những phần có giai điệu chậm hoặc nhanh hơn. Để giải quyết vấn đề này, trước hết học sinh cần quay trở lại luyện tập quãng bốn đúng, để các ngón tay quen dần với âm điệu chuẩn. Ví du như bài tập sau đây:


 Tiếp tục thực hiện với toàn bộ các âm giai như sau:

Saturday 3 June 2017

CHƠI VIOLIN NHƯ TÔI ĐÃ DẠY – VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT – Chương VIII: Nốt hoa mỹ và gảy


CHƯƠNG VIII
NỐT HOA MỸ (ORNAMENTS) VÀ GẢY (PIZZICATO) 

Trong tiếng Ý từ mordentegrupetto - gọi là "turn" và "grace-notes" (nốt hoa mỹ) trong tiếng Anh - là sự phụ họa cho bản nhạc thêm sinh động đã thịnh hành và được sử dụng rộng rãi trong nhiều thế kỷ qua. Nó chủ yếu được sử dụng trong những bản nhạc có phần chơi chậm mà cách chơi phụ thuộc vào phong cách và cảm xúc âm nhạc của người nghệ sĩ. Đúng là việc sử dụng ornaments (nốt hoa mỹ hay còn gọi là âm tô điểm) đã bị cường điệu hóa quá mức, tuy nhiên toàn bộ vấn đề về sự thêm thắt này trở lên mơ hồ và chúng tôi vẫn phải đang triển khai tổng hợp toàn bộ quy tắc có thể làm tài liệu hướng dẫn cho giáo viên và học sinh. Trong thời gian qua, việc sử dụng ornaments trong chơi đàn violin được giảng dạy theo quan điểm của từng giáo viên, và được chơi theo phong cách, mức độ cảm thụ nghệ thuật của từng người chơi. 

Ngay cả trong thời Leopold Mozart - cha của Wolfgang Amadeus, đã than phiền rằng bản Gründliche Violinschule của mình đã bị các nghệ sĩ violin độc tấu lạm dụng ornaments quá mức, có nguy cơ làm mất đi giai điệu gốc của bản nhạc. Quan sát từ những bản concertos của Viotti và Paganini cho đến những bản sửa công phu khi có thêm ornaments bởi David, Wilhelmj, Kreisler, vv Rode, Kreutzer và Spohr  theo cách họ muốn thực hiện; đặc biệt là các phần, đoạn trong tác phẩm của Johann Sebastian Bach và Mozart bị thay đổi nhiều khi thêm ornaments. Không để đến Beethoven, ở đó có mọi vẻ đẹp và sự phong phú của các nuance (sắc thái) không gì có thể sánh được. Trên thực tế, người chơi không cần phải thay đổi hay thêm các ornaments trong các tác phẩm của những nhà soạn nhạc vĩ đại này.

Có nhiều kiểu ornaments trong violin như appoggiatura (nốt dựa - thuật ngữ âm nhạc tiếng Ý chỉ nốt nhạc thêm vào trước nốt nhạc chính, có trường độ ngắn hơn và cường độ yếu hơn nốt nhạc chính) hay "grace-note", như ở trong ví dụ sau:


Mặc dù có ít nốt nhạc trong bản nhạc trên thì bạn cũng không nên làm xáo trộn nó. Grace-note như một nốt nhạc nhưng lại không được xét tới trong nhịp điệu. Khi chơi chúng bạn nên được hướng dẫn hoàn toàn bởi sự nhạy cảm của chính mình về sự nhịp nhàng của giai điệu. Trên thực tế, mọi thể loại của ornaments đều tuân theo quy luật này. Phần ghi chú (a) trên gạch nhịp (cross-bar) cần chơi khá ngắn,gọn;  trong khi những nốt không chia thành nhịp (b), mượn một nửa giá trị của nốt trước đó nhưng nhịp điệu vẫn không thay đổi, hay nói cách khác là chỉ có sự thay đổi thời gian chơi của nốt nhạc này so với nốt nhạc trước đó.

Sunday 28 May 2017

CHƠI VIOLIN NHƯ TÔI ĐÃ DẠY – VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT – Chương VII: Kỹ thuật double-stops và the trill (PHẦN 2)

 CHƯƠNG VII (Phần 1)
KỸ THUẬT DOUBLE-STOPS VÀ THE TRILL

V
NGÓN BẤM QUÃNG TÁM – FINGERED OCTAVES

Cho đến nay, tôi khám phá ra rằng fingered octaves ( ngón bấm quãng tám) là thành tựu của cuối thế kỷ vừa qua. Dĩ nhiên vẫn có khả năng rằng nó đã được dạy và sử dụng ở thời gian trước đó. Tôi quan tâm đến vì tôi chưa bao giờ, hoặc ít nhất là thoáng nghe qua về nó trong suốt quãng thời ấu thơ và không một giáo viên nào của mình như:  Hellmesberger, Jacques Dont, và Joachim (lúc ở Hanover - trong suốt triều đại của vua mù George từ 1863-1865) đã dạy tôi luyện tập " fingered octaves ".

Cho đến những năm sau đó, khi Wilhelmj chơi bản Concerto D major  của Paganini, ông đã giới thiệu về nó trong một bản cadenza (đoạn nhạc được độc tấu ở cuối một phần trong một bản concerto)- sáng tác của riêng mình. Đây là lần đầu tiên tôi được nghe. Nhờ sự dũng cảm của Wilhelmj mà kỹ thuật này không chỉ mang tới sự mới mẻ mà còn tạo ra những giai điệu rất tuyệt vời.Nhưng để thực hiện kỹ thuật này, chúng ta cần một bàn tay rất to với những ngón tay thon,dài. 



Tuy nhiên, trong các tài liệu violin của thời kỳ này không nhắc tới những hiệu ứng tuyệt vời của cặp “ ngón bấm” quãng tám. Cả những nghệ sĩ vĩ cầm bậc thầy của thời đại như Paganini, Vieuxtemps, Ernst (ngoại trừ bản chuyển biên- ghi lại âm thanh thành chữ viết của ông là Schubert’s Erl-King), Wieniawski, và Bazzini cũng không sử dụng kỹ thuật này trong các tác phẩm của mình.

VI
QUÃNG MƯỜI – TENTHS

Để luyện tập được quãng mười, bạn chỉ cần làm theo các quy tắc đã đặt ra cho ngón tay số 1 và số 4 khi chơi quãng tám. Những ngón tay ngắn sẽ gặp chút khó khăn khi tìm vị trí đầu tiên do khoảng cách kéo căng giữa hai ngón tay. Tuy nhiên nếu cánh tay trái có thể tiến lên hướng về phía dây E (Mi) thì khó khăn này có thể được tháo gỡ.

VII
LÁY - TRILL

Tôi không ngần ngại nói rằng thuần thục kỹ thuật trill (láy) là một trong những tài năng nổi bật nhất của một nghệ sĩ vĩ cầm. Có hai kỹ thuật láy là láy dài và láy ngắn.Nhưng dù là kỹ thuật nào thì cũng cần sự thích ứng phù hợp giữa bàn tay và sức mạnh cơ bắp nhờ sự chuyển động nhanh, linh hoạt của ngón tay và sự dẻo dai, bền bỉ để thực hiện liên tục như một chiếc chuông điện.

Có một số ngón tay được trời phú trở lên dễ dàng thực hiện những đoạn trill dài.Nhưng có những ngón tay kém may mắn hơn, mặc dù siêng năng luyện tập vẫn không bao giờ chơi trill được một cách thành thạo. Vì thế, Wilhelmj -  một nghệ sĩ vĩ cầm vĩ đại nổi tiếng bởi có thể chất dẻo dai lại không giỏi kỹ thuật trill và staccato. Nhưng để bù đắp cho khuyết điểm đó, ông đã nỗ lực để tiếng đàn Stradivarius của mình có âm điệu vang và mạnh mẽ nhất - như tôi nhớ đã từng nghe ông biểu diễn ở Nga cách đây khoảng giữa 44 năm và 45 năm trước đây.


Eddy Brown


Ngược lại Wieniawski và Sarasate chơi được trill từ sớm và thậm chí chơi được những đoạn trill rất dài, tạo nên một yếu tố tuyệt vời trong kỹ thuật chơi của họ. Joachim chủ yếu tỏa sáng bằng những đoạn trills ngắn, lắng đọng. Do đó ông đã chơi đoạn allegro trong bản sonata Tartini, được biết đến với tên gọi là  "The Devil's Trill" - dựa trên kỹ thuật láy ngắn ( short trill) với sự vượt trội không ai có thể bắt chước được.

Để có thể chơi được trill dù trong một đoạn ngắn hay dài thì trước hết các ngón tay phải được củng cố bằng các bài tập thể dục, được thực hiện một cách có hệ thống từng ngày. Các bài tập này có sẵn trong tuyển tập các bài tập double stop mà tôi đã nhắc tới và có thể thêm các bài tập đặc biệt để củng cố cho từng ngón tay. Để việc luyện tập có hiệu quả hơn bạn nên đặc biệt chú ý đến từng điểm yếu của từng ngón tay và có kế hoạch luyện tập phù hợp với từng trường hợp. (Xem thêm trong cuốn Finger- Strengthening Exercises của Alexander Bloch và  Tập I và II cuốn  Books I and II of School of Techinique của Schradieck.)

Nâng ngón tay lên chầm chậm và di chuyển đều đều, sau đó để nó rơi và đặt lên trên dây đàn – bàn tay không tham dự vào quá trình này. Luôn luôn nhớ trong các bài tập luyện cho ngón tay yếu thì chỉ đặt ngón tay lên dây đàn chứ không phải là cả bàn tay. Bạn không thể thành công được trong thời gian đầu luyện tập, đó là vấn đề cần nhiều thời gian đến hàng tháng, đôi khi hàng năm để có thể khắc phục được các điểm yếu của cơ. Tuy nhiên, nếu kiên trì tập luyện đúng phương pháp thì dù bạn không thể chơi trill một cách điêu luyện thì cũng đủ để bạn tạo ra những giai điệu đáng yêu và dễ nghe.
Đối với kỹ thuật trill ngắn và nhanh luyện tập theo ví dụ sau đây:


hoặc là:



Đối với đoạn nhạc yêu cầu sự chuyển động nhanh hơn, thay vì chơi trill trên hai nhịp kéo vĩ, bạn có thể chơi trill trên cùng một nhịp vĩ như sau:


 Tôi luôn đặt ra mục tiêu cho học sinh là chơi tốt kỹ thuật trill, tuy nhiên không nên lạm dụng kỹ thuật đó mà làm mất đi giai điệu chính của bản nhạc. Để tránh làm ảnh hưởng đến giai điệu, cần hoàn thành kỹ thuật trill bằng cách quay trở lại đúng nốt nhạc mà bạn bắt đầu chơi kỹ thuật trill (tham khảo các ví dụ trước) và để kết thúc, người chơi phải tuân theo dấu nhấn – cái cho ta biết nốt nhạc nào cần phải quay lại. Áp dụng điều này cho mọi lần chơi trill rất hiệu quả khi kết hợp với mức độ dài ngắn khác nhau của những đoạn trill.



VIII
HỢP ÂM BA VÀ BỐN ( THREE AND FOUR-NOTE CHORDS)

Bắt đầu chơi các hợp âm gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn các nghệ sĩ violin trẻ tin rằng nếu họ nhấn mạnh cây vĩ lên dây đàn bằng cánh tay, họ sẽ có được một âm sắc đầy đủ và vang. Tuy nhiên, kết quả lại ngược lại. Phần lông vĩ bị ấn mạnh khi trượt trên dây đàn khiến cho chuyển động bị “ nghẹt thở” và mất đi sự rung động. Cách đó có thể tạo ra âm lượng lớn hơn nhưng không thể chơi được một âm điệu mạnh mẽ mà âm sắc vẫn rõ nét do cách kéo vĩ này đã sử dụng toàn bộ bề mặt lông vĩ thay vì chỉ sử dụng ba phần tư bề mặt lông vĩ.  Chỉ sử dụng sự co dãn của cổ tay, và giữ vĩ trượt trong khoảng giữa ngựa đàn (bridge) và phím bấm (finger board), đặt vĩ gần ngựa đàn chứ không nhấc nó đột ngột ra khỏi vị trí sẽ giúp bàn tay khi chơi hợp âm không bị rơi hạ xuống phím bấm và tránh được tiếng rít khó nghe.

Kết luận lại:

1. Bắt đầu chơi hợp âm bằng cổ tay, sử dụng không quá ba phần tư bề mặt lông vĩ.
2. Nhẹ nhàng ấn xuống và cố gắng giữ cây vĩ di chuyển giữa ngựa đàn và phím bấm.
3. Luôn bắt đầu hai nốt nhạc cùng một lúc, như sau:


                 
                        MUỐI lược dịch từ cuốn VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT

Wednesday 24 May 2017

CHƠI VIOLIN NHƯ TÔI ĐÃ DẠY – VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT – Chương VII: Kỹ thuật double-stops và the trill (PHẦN 1)


CHƯƠNG VII
KỸ THUẬT DOUBLE-STOPS VÀ THE TRILL

I
ÂM GIAI TRONG QUÃNG BA

Để tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt của các ngón tay học sinh nên tiếp tục với các bài tập doubles-tops là kĩ thuật bấm 2 nốt cùng một lúc trên dây đàn (bấm nốt kép).Nhưng bạn không được sao nhãng các bài tập luyện âm giai với từng nốt nhạc.
Ngay khi kĩ năng ngón bấm chuyển từ vị trí này sang vị trí khác khá thuần thục bạn có thể bắt đầu với quãng ba  bằng khóa C (Đô), G (Sol), D (Rê), A(La)  và E (Mi) trưởng một cách từ từ:


Các bài tập nên được luyện như ở ví dụ trên cho cả dấu thăng và dấu giáng. Bằng cách luyện âm giai trong quãng ba, nó có thể giúp học sinh chú ý đến âm điệu khi đang chơi. Sau khi đã quen với double-stops, bạn có thể mở rộng bài tập theo đoạn nhạc dưới đây:


Tiếp đó, luyện các thang âm tương tự như thế trên dây D(Rê) và A(La) với gam Sol trưởng; trên dây A(La) và E(Mi) với gam Rê trưởng. Không thay đổi ngón bấm và thường xuyên chú ý đến âm điệu và sự thay đổi vị trí ngón bấm

Friday 19 May 2017

[Video] Bài 7: Tư Thế Đứng Và Cách Kẹp Đàn Khi Chơi Violin


CHƠI VIOLIN NHƯ TÔI ĐÃ DẠY – VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT – Chương VI: Kỹ thuật tay trái (PHẦN 2)


CHƯƠNG VI
ÂM GIAI VÀ CÁC BÀI LUYỆN TẬP


LUYỆN TẬP là cách duy nhất để thành thạo các kĩ thuật cơ bản – rất cần thiết đối với tay trái – nó giúp đạt được sự độc lập, dẻo dai và nhanh nhạy thông qua việc rèn luyện các ngón tay. Điều này có nghĩa là bạn phải trải qua những bài luyện tập đặc biệt với tinh thần kỷ luật cao trong khi theo đuổi các mục tiêu để chơi tốt và hoàn hảo ở tất cả mức độ. Mỗi người sẽ dành những khoảng thời gian khác nhau để luyện tập tùy thuộc vào điều kiện thể chất, tâm lý hay hoàn cảnh riêng nhưng tất cả đều phải trải qua quá trình này dù sớm hay muộn.

Để  có thể chơi thành thạo ở một trình độ nhất định – trong khi sự hoàn hảo của nghệ thuật là vô hạn - một nghệ sỹ violin không chỉ cần có bàn tay phù hợp với việc chơi đàn mà bản thân họ phải có khát vọng, sự kiên nhẫn, và khả năng làm việc chăm chỉ,liên tục. Đó là một con đường dài và khó khăn, thậm chí còn khô cằn và dễ gây nản lòng với những nghệ sĩ violin nhỏ tuổi – khi mà hầu hết các bạn đồng trang lứa chơi trên đường phố và các công viên công cộng.Những thiên tài hay người có năng khiếu tuyệt vời hiếm khi có cơ hội vui chơi khi còn là trẻ con.

Để trở thành nghệ sĩ vĩ cầm, việc học càng bắt đầu sớm càng tốt . Độ tuổi tốt nhất là khi bắt đầu học tiểu học (từ sáu đến bảy tuổi) khi các cơ mềm dẻo và đàn hồi tốt dễ dàng cho việc định hình và luyện tập – đây là điều kiện hỗ trợ tốt cho sự phát triển các kỹ thuật. Trong những năm đầu tiên này, đứa trẻ cần được hướng dẫn bởi một giáo viên tận tâm và có kinh nghiệm. Nhiều bậc phụ huynh mắc sai lầm lớn khi nghĩ rằng giáo viên nào cũng có thể dạy được cho con mình ở độ tuổi này, và những giáo viên ít kinh nghiệm cũng đủ để dạy cho những đứa trẻ mới bắt đầu. Đừng quên rằng ngay cả những đứa trẻ có năng khiếu nhất cũng sẽ cảm thấy ghét và chán nản khi phải theo học những giáo viên kém chất lượng ( trong cả kĩ năng giảng dạy và kĩ năng thực hành chuyên môn) đặc biệt là trong những bài học đầu tiên - khi mà trẻ chưa có kỹ năng điều chỉnh dây đàn, giữ vĩ, kéo vĩ theo một đường thẳng với ngựa đàn.

Monday 15 May 2017

CHƠI VIOLIN NHƯ TÔI ĐÃ DẠY – VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT – Chương VI: Kỹ thuật tay trái (PHẦN 1)

CHƯƠNG VI

KỸ THUẬT TAY TRÁI

Nếu ngón bấm chỉ để ở một vị trí thì ta không cần sử dụng đến từ"kỹ thuật", theo nghĩa toàn diện của nó ta chỉ xem xét kỹ thuật tay trái khi có sự thay đổi vị trí ngón bấm. Sau đó, tôi sẽ nói một vài điều về lực ấn ngón tay lên dây đàn, và đưa ra một số gợi ý liên quan đến thang âm (scales), ngón bấm và các bài luyện tập.

SỰ THAY ĐỔI VỊ TRÍ

Khi chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, người chơi violin cần phải rất chú ý để thấy sự thay đổi này - hay đúng hơn từ vị trí này sang vị trí khác, bắt đầu từ điểm đầu tiên - được thực hiện mà không gây nên tiếng động. Đây là điều cần thiết đầu tiên. Chẳng hạn như khi chơi thang âm trên dây E(Mi), ngón tay số 1 chuyển sang vị trí thứ ba không gây lên tiếng vuốt - glissando dù nhỏ nhất. Mặc dù ngón tay số 1 nằm vững trên dây đàn, nhưng nó không nên nhấn mạnh xuống khiến cho việc di chuyển đến vị trí khác trở nên khó thực hiện. Và tương tự như vậy, khi quay lại vị trí đầu tiên, ngón số 1 không nhấc khỏi dây đàn trong quá trình di chuyển này, mà vẫn giữ nguyên vị trí, trong khi ngón số 2 để càng gần vị trí đầu tiên càng tốt, sao cho nó luôn sẵn sàng để thay thế vị trí đó một cách nhanh nhất để tránh tạo ra hiệu ứng glissando. Quá trình thay đổi vị trí ngón bấm phải được thực hiện sao cho hạn chế tiếng động ở mức nhỏ nhất như kĩ thuật legato từ nốt nhạc này sang nốt nhạc khác theo thang âm trên đàn piano:


Tuesday 9 May 2017

CHƠI VIOLIN NHƯ TÔI ĐÃ DẠY – VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT – Chương V: Luyện Vĩ (PHẦN 2)


VI
RICOCHET
(Ricochet tiếng Ý là Saltato, có nghĩa là nảy vĩ)

Để thực hiện kĩ thuật này, cây vĩ nên được cầm lỏng tay, các ngón tay hầu như không chạm vào thân vĩ. Cần nâng vĩ lên khoảng  một phần tư inch (khoảng 6mm -7mm) so với dây đàn (phụ thuộc vào trọng lượng và khả năng đàn hồi của vĩ khi chuyển động ). Hãy để cây vĩ chuyển động theo sự lên xuống của cổ tay, và bạn sẽ thấy nó bật lên nảy xuống một cách tự do theo cách mình muốn. Đầu tiên, bạn sẽ thấy cách chơi này tạo ra những âm thanh nhanh và không đều. Những sau quá trình luyện tập đúng cách, bạn sẽ thành công và có thể chơi hai, ba, sáu hay tám nốt nhạc một cách nhịp nhàng chỉ trong một nhịp kéo tùy theo độ dài ngắn khác nhau.

VII
TREMOLO

Kĩ thuật tremolo được thực hiện với hai nhịp vĩ được kéo nối tiếp nhau giống như cách chơi ricochet-saltato. Mỗi lượt kéo vĩ xuống sử dụng cổ tay, thả lỏng tay để vĩ có thể bật lên nảy lại. Tay càng thả lỏng và mềm dẻo thì vĩ sự chuyển động bật, nảy càng tốt. Điều này cũng áp dụng khi đẩy vĩ lên.


Monday 24 April 2017

CHƠI VIOLIN NHƯ TÔI ĐÃ DẠY – VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT – Chương V: Luyện Vĩ (PHẦN 1)

CHƯƠNG V
CÁC GỢI Ý LUYỆN VĨ

I
DESTACHÉ – TÁCH ÂM

Détaché có nghĩa là tách âm, là thuật ngữ mà người Pháp gọi, nó tương tự như những gì chúng tôi đã mô tả trong chương trước, tạo thành nền tảng cho mọi kỹ thuật kéo vĩ.

Khi thực hiện kĩ thuật tách âm cần sử dụng toàn bộ chiều dài của vĩ, chơi với nhịp độ vừa phải, cố gắng để tiếng đàn phát ra đều, không bị ngắt quãng khi. Luôn luôn bắt đầu mỗi nhịp kéo từ cổ tay, tiếp tục tới cánh tay cho tới điểm chuôi và đầu của cây vĩ để bắt kết thúc hoặc bắt đầu nhịp kéo – đẩy vĩ mới. Sự thay đổi nhịp kéo sử dụng những đoạn khác nhau trên cây vĩ: phần đầu, phần giữa, phần chuôi.
Là một nhịp kéo đều, trải rộng với khoảng trống nhỏ giữa các nốt nhạc.

II
MARTELÉ – CHƠI DẰN

Thực hiện kĩ thuật này ở chuôi vĩ là rất quan trọng, tại đó cây vĩ sẽ có nhiều lợi thế từ việc sử dụng lực ở cổ tay. Nó là nền tảng của hai kĩ thuật kéo vĩ khác là: staccato (ngắt âm) và "dotted note” (kéo nốt chấm dôi), tất cả hầu như được chơi ở phần chuôi vĩ.
Kĩ thuật martelé thực hiện bằng cách nhấn mạnh phần chuôi vĩ lên dây đàn và sử dụng lực ở cổ tay. Nó sẽ tạo ra các âm ngắn, dằn mạnh và không đều.Trong trường hợp bạn cảm thấy khó thực hiện kĩ thuật này chỉ với lực cổ tay thì có thể sử dụng một lực nhẹ ở cẳng tay, nhưng không bao giờ cần đến lực ở cánh tay hoặc vai.

Wednesday 19 April 2017

CHƠI VIOLIN NHƯ TÔI ĐÃ DẠY – VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT – VIBRATO (RUNG) (PHẦN 5)

IX
VIBRATO (RUNG)

Rung tạo ra âm thanh nhờ có sự dao động của ngón tay (không nhấc khỏi dây đàn) lay chuyển nhanh, nhằm tạo ra giai điệu có sắc thái biểu cảm hơn cho một đoạn nhạc hay thậm chí là một nốt nhạc. Giống như portamento( Trong âm nhạc chỉ sự luyến hay dướn hay, còn trong violin là kĩ thuật nhấn từng nốt, cường độ đều nhau), rung là cách thức chủ yếu để tăng thêm hiệu ứng, tạo ấn tượng và làm đẹp cho giai điệu. Thật không may, cả ca sĩ lẫn người chơi nhạc cụ thường xuyên lạm dụng kĩ thuật này như  một bệnh dịch hạch mang tính phản nghệ thuật, có tới chín mươi trong số hàng trăm nghệ sĩ thanh nhạc và nhạc cụ độc tấu mắc phải.

Một số người biểu diễn thường sử dụng kĩ thuật rung vì họ cảm thấy tạo được ấn tượng cho giai điệu và một trong số đó thấy rung là cách tiện lợi để giấu đi giai điệu hoặc âm thanh không hay. Đây là một suy nghĩ tệ hại vì nó khiến mọi khuyết điểm sẽ không được cải thiện và hơn cả là sự không trung thực trong nghệ thuật. Một người khôn ngoan sẽ học cách tự lắng nghe tiếng đàn của mình, thừa nhận khi giai điệu hoặc nốt nhạc của mình chưa hay, và sau đó cố gắng cải thiện nó.

Tuy nhiên,những lớp violin thường dạy kĩ thuật này với niềm tin rằng rung là bí quyết để tạo nên linh hồn cho giai điệu, tạo sự hấp dẫn khi biểu diễn- đó là một suy nghĩ sai lầm và rất tầm thường. Trong một số trường hợp, học sinh đã không nghi ngờ đến độ đi ngược lại sự cảm nhận, tài năng của mình để thực hiện đầy đủ các hướng dẫn sai của giáo viên. Sự đánh giá các giá trị âm nhạc phải chỉ ra sai lầm của việc lạm dụng kĩ thuật rung. Giống như một bữa ăn trong đó món súp cho quá nhiều muối, thịt nướng ướp quá nhiều tiêu, mù tạt rải kín miếng salad, món tráng miệng thì quá ngọt…khẩu vị của bạn sẽ kêu lên vì các món thêm quá nhiều gia vị. Nhưng khả năng thính âm là lĩnh vực khó để bạn có thể biết cần tăng. giảm hiệu ứng rung ở đoạn nào, và thường sẽ phản tác dụng khi rung liên tục gây lên một sự buồn chán, tẻ nhạt. Tất nhiên rung là một hiệu ứng tuyệt vời dẫn bạn tới cảm hứng xuất thần trong những phần cao trào của đoạn nhạc, nhưng điều đó chỉ xảy ra khi người chơi nuôi dưỡng được sự cảm nhận tinh tế và kết hợp thành thạo với đôi tay.

Sunday 2 April 2017

CHƠI VIOLIN NHƯ TÔI ĐÃ DẠY – VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT – Âm thanh vĩ cầm (PHẦN 4)

CHƯƠNG IV
ÂM THANH VĨ CẦM

Giai điệu vĩ cầm được tạo ra cần có sự hòa hợp – khi tiếng đàn được cất lên nó khiến người nghe quên đi tiến trình vật lý – đang chuyển động để tạo ra âm thanh. Làm được điều này luôn luôn là nhiệm vụ quan trong nhất của những người nỗ lực hết sức mình để làm chủ được tiếng đàn.

Âm thanh của tiếng đàn – chúng ta có thể khẳng định luôn rằng vấn đề cốt lõi không đến từ  các sợi lông vĩ (hairs), nhựa thông, sự thay đổi vĩ trên dây đàn, sự thay đổi vị trí của ngón tay trái. Tất cả những điều này thực sự không có chút ảnh hưởng nào khi nói đến cách tạo ra âm điệu tinh tế và trong sáng. Để có được tiếng vĩ cầm hay người chơi không chỉ phải hi sinh bất cứ khi nào cần thiết mà còn phải sẵn sàng chịu đựng mọi vấn đề về trí óc, tập trung hết tất cả tinh thần và linh hồn. Và để làm được điều này, bạn phải dựa vào các hướng dẫn từ những bậc thầy vĩ đại trong quá khứ hoặc ví dụ từ những nghệ sĩ violin vĩ đại ngày nay.

Để mô tả chi tiết và chính xác cách giữ vĩ, thì cần điều chỉnh lực của từng ngón tay và ngón tay nào - tại một thời điểm nhất định - nên ấn mạnh vào cây vĩ; làm thế nào để bắt đầu sử dụng cổ tay – điểm trọng tâm để tạo ra âm thanh. Tất cả đều là công việc khó khăn mà hầu như không thể thực hiện được luôn khi mới tập. Những cách cầm vĩ khác nhau ở mỗi nghệ sĩ violin đều tốt. Bản năng tự nhiên, khuynh hướng thể chất, hoạt động của cơ bắp tay và cánh tay cầm vĩ - mỗi thứ đều đóng vai trò làm nên hiệu quả cuối cùng.

Theo như quan sát của tôi cần hiểu rõ ràng và đầy đủ sau đó cô đọng để áp dụng vào thực tế những lời giảng giải từ giáo viên giỏi, đây là cách thiết thực duy nhất để chơi được giai điệu hay - tham vọng của mọi nghệ sĩ violin.

Wednesday 29 March 2017

CHƠI VIOLIN NHƯ TÔI ĐÃ DẠY – VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT – Cách luyện tập (PHẦN 3)

 CHƯƠNG III
CÁCH LUYỆN TẬP

Những sinh viên trẻ, mặc dù nhận được rất nhiều lời khuyên thì họ thường vẫn không nhận thức được tầm quan của nó để áp dụng vào quá trình làm việc cũng như cách thức luyện tập sẽ ảnh hưởng đến tương lai như thế nào?


Không còn nghi ngờ gì về việc tiến trình luyện tập của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào sự hướng dẫn, giảng dạy đúng cách và khả năng của bản thân – cái mà phù hợp với bất cứ tài năng nào mà anh ta có hay bất cứ kỹ năng nào mà anh ta có thể thể hiện - để tận dụng được lời khuyên của thầy giáo. Tuy nhiên, yếu tố thiết yếu là anh ta cần nuôi dưỡng thói quen tự quan sát, và hơn hết là tự làm chủ và kiểm soát những nỗ lực của chính mình. Vì đó là lao động tinh thần -  nguồn năng lượng thực sự của mọi tiến bộ.

Sunday 19 March 2017

CHƠI VIOLIN NHƯ TÔI ĐÃ DẠY – VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT – Cách giữ violin (PHẦN 2)

CHƯƠNG II
CÁCH GIỮ VIOLIN

I. VIOLIN

Không thể không đánh giá cao tầm quan trọng tiến trình luyện tập lâu dài những điều căn bản từ những bậc thầy violin. Những thói quen được hình thành trong gian đoạn đầu tiên có thể tốt hoặc xấu đi và ảnh hưởng tới toàn bộ sự phát triển sau đó của người học. Sự  khởi đầu của bất kì ai học violin đó là làm quen với những vấn đề đơn giản như cách để cầm, giữ nhạc cụ... Bạn không thể thành thạo bất kì nhạc cụ nào sau một quá trình luyện tập nếu không có được phương pháp học đúng đắn, chính xác ở ngay giai đoạn đầu tiên đặc biệt là học violin. Và, tư thế sử dụng đúng nhạc cụ chính là điều kiện trước hết để bạn vươn xa hơn trong tương lai. Một giáo viên violin cần biết lưu tâm, chú ý đến điều này.

Đối với cách cầm, giữ violin thì điều đầu tiên cần nhớ là nên giữ đàn ở vị trí sao cho mắt được cố định khi nhìn đàn; tay trái đặt phía dưới đàn đồng thời đẩy, vươn về phía trước sao cho ngón tay thẳng, vuông góc để đầu ngón tay khi bấm nốt trên dây đàn được thoải mái và chắc chắn.

Điều quan trọng thứ hai: tránh đặt violin lên trên vai, hay ngược lại để vai nằm dưới đàn. Đặt một miếng nệm (gối đàn) phía dưới mặt sau của đàn, nó sẽ giúp đàn tựa chắc vào hõm cằm. Đó là một thói quen xấu mà những người mới lên chút ý tránh, nó không chỉ làm sai toàn bộ tư thế mà hơn thế nữa : chúng làm người chơi mất ít nhất một phần ba của toàn bộ giai điệu.

Đối với tựa cằm, được sử dụng dành cho riêng cổ, giúp cho người chơi dễ dàng giữ đàn mà không cần mất nhiều sức. Bạn có thể tạm dừng nghỉ khi áp sát chúng vào vai, nơi có một miếng nệm ở phía sau thân đàn,  điều đó không gây ảnh hưởng gì tới âm sắc của dây đàn.

Monday 13 March 2017

CHƠI VIOLIN NHƯ TÔI ĐÃ DẠY – VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT (PHẦN 1)

Tác giả của cuốn Chơi violin như tôi đã dạy l à Leopold Auer. Ông sinh ngày 7 tháng 6 năm 1845 trong một gia đình người Do Thái- mất ngày 15 tháng 7, 1930. Auer  là một nghệ sĩ violin người Hungary,  học giả, nhạc trưởng và nhà soạn nhạc, nhưng được biết đến nhiều với vai trò là một giáo viên dạy violin và khả năng tìm kiếm những sinh viên có tài năng.

Leopold Auer


Monday 27 February 2017

ÂM NHẠC - CẢM XÚC VƯỢT THỜI GIAN

      Từ khi biết đến violin tôi nhận thấy một điều đa phần những ai trải qua một thời gian tập chơi violin dù ngắn ngủi hay thậm chí họ không còn tiếp tục niềm đam mê đó thì vô hình trong tâm hồn họ có một sự kết nối dễ dàng hơn với âm nhạc cổ điển. Có lẽ một phần chiếc violin không thể thiếu trong bất kỳ bản giao hưởng nào, hoặc chính nó dẫn lối cảm xúc cho ta đến một dòng nhạc cổ điển - rất phổ biến - rất nổi bật - nhưng rất ít người có thể nghe và yêu thích nó (☺dù cho khoa học chứng minh rằng nó rất tốt cho não bộ, tâm hồn..). Với tôi, violin không dẫn đến một sân khấu nhỏ biểu diễn của riêng mình nhưng dẫn tôi đến một thế giới không giới hạn của sự kết nối cảm xúc với âm thanh cuộc sống.

      Dưới đây tôi giới thiệu một bài nói trên diễn đàn Ted của nhạc trưởng Michael Tilson Thomas. Bằng tất cả cảm xúc, niềm đam mê và tài năng, ông sẽ dẫn bạn đi theo dòng thời gian để có thoáng nhìn về những khuôn mặt vô hình nhưng đầy mãnh liệt của âm nhạc, của nhạc cổ điển, của hệ thống ký hiệu âm nhạc...; những dẫn chứng sinh động về sự chuyển giao cảm âm nhạc tới cảm xúc qua những bản thu âm, bản phối khi lại.. Cho dù bạn chỉ là một khán giả nghe nhạc hay là một nghệ sĩ chơi bất kỳ nhạc cụ nào thì nó thực sự là một video đáng để xem.




     
     

Monday 20 February 2017

Hãy luyện tập violin từ từ - Hilary Hahn

      Trong phần hỏi đáp ở một buổi hội thảo gần đây với trẻ và phụ huynh, một số người đưa ra câu hỏi:  “ Con tôi thường thích chơi các bản nhạc thay vì luyện tập chúng.  Giáo viên của con nói rằng con nên luyện tập chậm (slow-practice). Nó nên hiểu như thế nào?"

Nghệ sĩ Hilary Hahn

      Những ai từng trải qua các bài học cá nhân  đều tự nhận ra rằng các giáo viên thường khuyến khích việc luyện tập nên  “ từ từ”. Tuy nhiên, nó thật khó để biết bắt đầu từ đâu cho người mới bắt đầu áp dụng như một phương pháp. Nhiều sinh viên và chính tôi, tại một thời điểm - tự hỏi tại sao thực hành nó lại rất quan trọng, bản thân mong đợi điều gì trong quá trình đó? Làm như thế nào để liên kết được những nhịp điệu trong khi chơi chậm?

Người Theo Dõi