Wednesday 28 December 2016

[Video] Bài 1: Cách thay dây đàn violin.


- Clip đầu tay còn nhiều khiếm khuyết, mong mọi người góp ý và thông cảm.
- Mọi thắc mắc và góp ý hãy để lại ở phần comment, mình sẽ tiếp thu và phản hồi.

Wednesday 7 December 2016

Monday 7 November 2016

Bản giao hưởng “ Bốn mùa” - Antonio Vivaldi

      Bản giao hưởng “ Bốn mùa” là tác phẩm nổi tiếng nhất, ghi dấu ấn sâu đậm nhất với người nghe của  Antonio Vivaldi




Thursday 27 October 2016

Tchaikovsky và Symphony No.1 - Ước vọng mùa đông

      Cuối tháng 10 mà Hà Nội vẫn nắng. Chưa đầy chục năm về trước, độ này tôi đã thưởng thức gần xong tiết thu và đón cái lạnh đầu đông. Có chút hoài mong, biết rằng mùa đông Việt Nam không lạnh, khắc nghiệt bằng mùa đông ở nước Nga nhưng vẫn cứ là “ đông” nên thả hồn mình bay trong bản Symphony No. 1 "Winter Daydreams" của Tchaikovsky.

Tuesday 11 October 2016

KHÚC LUYỆN - ETUDE

      Thuật ngữ “ étude” bắt nguồn từ Pháp có nghĩa là nghiên cứu nhưng trong âm nhạc thường được hiểu là “khúc luyện” – một đoạn nhạc ngắn, tương đối khó và được viết để thực hành nâng cao kĩ thuật chơi nhạc cụ. Theo nghiên cứu thì khúc luyện xuất hiện vào đầu thế kỷ 19 và ngày một nhiều hơn khi đàn piano phổ biến. 

Monday 3 October 2016

BÀI LUYỆN BẤM NGÓN 4 ( NGÓN ÚT)

      Chủ đề tuần này nói về cách luyện tập cho ngón tay út (ngón số 4) của bàn tay trái. Tất cả các ngón tay nên được luyện tập đều để có được sự cân bằng, nhưng ngón út sẽ cần nhiều thời gian hơn so với những ngón khác do nó yếu, nhỏ, ngắn hơn các ngón còn lại.

     Tôi hay hỏi, khi nào chúng ta nên bắt đầu sử dụng ngón số 4 thay cho những nốt ở vị trí kéo dây buông?

     Câu trả lời phụ thuộc vào độ tuổi của người chơi. Nhiều trẻ sau một thời gian tập luyện có thể học cách sử dụng ngón 4 trên một đoạn nhạc ngắn, ví dụ như bài May Song, nhưng trước đó bé cần phải đạt được sự thành thạo ở những ngón 1, 2 và 3.

Joshua Bell chơi với ngón 4

Monday 26 September 2016

TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI

      “ Gặp ông, tôi luôn có cảm giác sau hình dáng cao lớn, xù xì, thô vụng là một số phận không yên ả. Nhất là khi ông cầm lấy cây đàn violon bé xíu, kê lên gờ vai rộng rãi, chắc chắn và mê mải kéo những âm thanh da diết, sôi nổi thì tôi càng tin chắc vào sự cảm nhận của mình. Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu từ sự linh cảm ấy.”


Tuesday 20 September 2016

ĐỘ TUỔI TỐT NHẤT ĐỂ TRẺ BẮT ĐẦU HỌC VIOLIN?

    Tôi đã suy nghĩ khá nhiều về việc GIÁO DỤC SỚM trong thời gian gần đây. Nó không phải là chủ đề mới nhưng vẫn còn nhiều điều để tôi cần nghiên cứu hơn là lợi ích về mặt mang lại thành công đơn thuần.

Tuesday 13 September 2016

Những nữ nghệ sĩ Violin (sinh trước năm 1920)

      Sau đây là danh sách những nữ nghệ sĩ violin chuyên nghiệp được sinh ra trước năm 1920. Nó không phải là một danh sách đầy đủ, nhưng nó sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về tiểu sử của họ. Violin đã phát triển một thời gian lâu trên thế giới, trong đầu thế kỉ XX vẫn còn xảy ra tình trạng phân biệt đối xử nam nữ, nhưng điều đó không ngăn cản sự ra đời của những nữ tài năng violin xinh đẹp.
    
    1. Grazyna Bacewicz (1909-1969)


Wednesday 31 August 2016

Âm nhạc ảnh hưởng thế nào tới con người và động vật?

Âm nhạc và trẻ em

     Âm nhạc, hiển nhiên nó có mối liên hệ tới mỗi chúng ta. Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi phát triển một hệ thống thính giác trong khoảng 17 đến 19 tuần tuổi. Ở trong đó bé được bao quanh bởi những âm thanh từ nhịp tim, mạch, hơi thở và tất cả nhịp điệu chuyển động từ cơ thể mẹ. Âm nhạc kích thích nhiều phần của não bộ hơn tất cả những kích thích khác. Nó là một dòng chảy mạnh mẽ thâm nhập vào cơ thể, tâm trí và linh hồn chúng ta trong những sóng tần số khác nhau.

Wednesday 13 July 2016

Chơi violin có những lợi ích gì?

       Chúng ta đều biết rằng chơi một nhạc cụ bất kì đều mang lại nhiều lợi ích về tâm hồn lẫn sức khỏe... Nhưng nếu được hỏi “ Nếu được tự do chọn lựa, bạn sẽ chọn chơi nhạc cụ nào?” Tất nhiên violin nằm trong top đầu nhạc cụ được yêu thích và lựa chọn. Nhưng để nghĩ kĩ hơn, vượt ra ngoài hình ảnh lãng mạn, sự bí ẩn, tính thẩm mĩ thì nhiều người sẽ băn khoăn và nghĩ về nó như một thứ nhạc cụ dành cho bậc quý tộc của một thời kì huy hoàng đã xa, nó khó chơi, đắt tiền...

Thursday 7 July 2016

Thursday 23 June 2016

Lịch sử giai điệu “ GO TELL AUNT RHODY”

       Go tell Aunt Rhody là bài hát thứ 4 trong cuốn Suzuki Violin Book 1. Chúng ta thường nghĩ đó là một bài folk song tiếng anh. Tuy nhiên giai điệu của bài hát lại đến từ Châu Âu từ thế kỉ 18. Từ đó nó đã phát triển là lan rộng ra nhiều nơi trên thế giới, từ Pháp, Mĩ, tới Nhật Bản.

Saturday 18 June 2016

Môi trường và quá trình chơi ảnh hưởng như thế nào tới âm thanh violin?

      Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh của một cây vĩ cầm. Một trong số đó là sự ảnh hưởng của môi trường thời tiết, sự già hóa của đàn và cả quá trình chơi đàn. Một điều thú vị là những cây đàn có tuổi đời rất lâu, trải qua nhiều môi trường và sự biến đổi khí hậu, thậm chí là được sử dụng rất nhiều thì rất cũng không ít các nghệ sĩ tin rằng CŨ tốt hơn MỚI. Và họ còn cự tuyệt với những chiếc đàn chưa có kinh nghiệm biểu diễn. Khi Michael Lea quản lý Âm nhạc tại Bảo tàng Powerhouse muốn mua một bộ sưu tập nhạc cụ từ nghệ nhân Harry Vatiliotis, cùng lúc đó nhạc sĩ Romano Crivici cũng đưa các nhạc cụ khác cùng làm từ một nghệ nhân. Và cơ hội kiểm chứng các câu hỏi đã tới.
Nghệ sĩ Romano Crivici, nghệ nhân Luthier Harry và Michael Lea – Quản lý Âm nhạc tại Bảo tàng Powerhouse

Saturday 11 June 2016

Nguồn gốc bài hát Lightly Row

      Lightly Row là bài hát thứ 2 trong cuốn Suzuki Violin Book 1. Trẻ nhỏ trên thế giới thường rất quen và thuộc lời bởi hát hát rất ngắn, giai điệu nhẹ nhàng và đơn giản. Tuy nhiên, nó cũng mang theo mình những câu chuyện thú vị.

Saturday 4 June 2016

NGUỒN GỐC BÀI HÁT Twinkle, Twinkle, Little star

        Mở đầu cuốn Suzuki Violin Book 1, các bạn rất quen thuộc với giai điệu nhẹ nhàng của bài hát Twinkle, Twinkle,Little star
      

Monday 4 April 2016

SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA DÂY VIOLIN KHI KÉO

         Khi xóa đi những kí hiệu nốt nhạc trên dây đàn guitar, điều đó không làm bạn chơi sai nốt nhạc đi nhiều. Bạn có thể không chơi đúng vị trí nốt nhạc vào đúng thời điểm, tuy nhiên một nốt nhạc vẫn luôn đưa tới một độ cao gần như mong đợi và nghe nó vẫn khá ổn. Đối với người mới bắt đầu cố gắng chơi violin thì có rất nhiều điều khác biệt. Khi chiếc vĩ được kéo trên dây, kết quả có thể là một nốt nhạc như mong muốn nhưng đôi khi nó có thể là tiếng rít, tiếng gằn hay tiếng ò e…Sự khác biệt này bắt nguồn từ sự phân biệt cơ bản giữa tính chất vật lý khi bạn gẩy dây đàn hoặc kéo vĩ.

       Gẩy so với kéo
       Gẩy dây đàn cũng giống như guitar, nó có thể được mô tả bởi lý thuyết hệ thống tuyến tính. Tính chất cơ bản của một hệ thống tuyến tính là nếu bạn tìm thấy 2 đáp án khác nhau để giải phương trình, thì tổng của chúng sẽ là một đáp án nữa. Trong khi rung, ý tưởng đó trực tiếp đưa tới một ứng dụng vật lý.

Một vài kiểu rung của dây đàn

Wednesday 23 March 2016

Tổng quan về đàn violin cổ điển ( violin acoustics)

     Tổng quan: Khi dây vĩ rung sẽ tạo ra sự chuyển động, điều đó tạo nên rất nhiều âm điệu ( Độ rung sẽ tạo ra những tần số khác nhau). Việc kéo vĩ không chỉ cho phép tạo ra một loạt kỹ thuật biểu cảm, mà nó còn cung cấp năng lượng liên tục và duy trì sự hòa hợp giữa các nốt nhạc. Ngựa đàn và tất cả các phần của vioin , những công cụ liên quan khác đều phục vụ truyền tải năng lượng để tạo ra những chuyển động của dây vĩ vào không khí dưới dạng âm thanh. Các hoạt động của chúng rất quan trọng đối với việc tạo ra âm thanh cho các nhạc cụ họ vĩ cầm.

Thursday 17 March 2016

Bí mật về những cây đàn của Stradivarius ?

       Đây là một câu hỏi khó. Mặc dù đề tài này đã được bàn luận từ lâu để lại nhiều suy đoán và dữ liệu.
      Điều đáng ngạc nhiên về Stradivarius là hầu như tất cả các nhạc cụ của ông đều được đánh giá là tuyệt vời, hầu hết trong số chúng đều có chất lượng âm thanh tốt ngang với những nhạc cụ hiện đại tốt nhất. Một số ít người cho rằng nhạc cụ của ông không thể làm tốt hơn được nữa.

Thursday 3 March 2016

Tiếng violin trên gác xép nhỏ

      Trời đông lạnh, lọ mọ bước lên tầng 5 dãy nhà tập thể C3 Nghĩa Tân. Căn phòng có cầu thang là một gác xép nhỏ in hằn cái cũ kỹ, đặc trưng của kiến trúc Việt Nam mấy chục năm trước. Đã rất lâu rồi tôi chưa trở lại nơi đây. Góc trong là một người đàn ông cũng chừng hơn 30 tuổi đang tập đi tập lại một bản nhạc ngắn, góc bên kia là một cô gái cũng chỉ hơn 20 tuổi đang tập cầm vĩ và kéo đi kéo lại nốt nhạc. Và tất nhiên anh bạn Khánh (Chủ blog) len giữa hai làn âm thanh và chỉ dẫn cho họ.

Friday 19 February 2016

NGHỆ SĨ ĐỘC TẤU (The Soloist) - Cuốn sách hay nên đọc (Phần 3)

Little Walt Disney Hall ( Walt Disney thu nhỏ)

      Nathaniel Ayers thích chơi âm nhạc ở số 2 đường Street Tunnel của LA, trên đồi. Nó giống như một phòng thu âm, một đường hầm mang tới những âm thanh tuyệt vời, bởi nó không bị ảnh hưởng từ những tiếng ồn giao thông. Đối với anh, đây chính là nơi tốt giúp anh biểu diễn nhạc.

Monday 1 February 2016

NGHỆ SĨ ĐỘC TẤU (The Soloist) - Cuốn sách hay nên đọc (Phần 2)

The Soloist – Nathanaiel Ayers and Steve Lopez (Ayers và Lopez)
     
      Trước khi chơi violin chỉ với 2 dây ở Quảng trường Pershing, LA. Thời thanh thiếu niên, Ayers đã chơi double bass ở Cleveland. Trong thời gian này, anh đã cho thấy mình là một tài năng âm nhạc và không có dấu hiệu của bệnh tâm thần,
      Mẹ của anh, Dorothy là một chuyên viên thẩm mỹ; cha anh đã rời bỏ gia đình để đi với một người phụ nữ khác. Mẹ anh đã nuôi nấng hai người con gái ( Jennifer và Delsenia) và con trai ( ở nhà mẹ anh hay gọi anh là “Tony”) với niềm tin rằng gia đình mình vẫn nhận được sự tôn trọng từ người khác. Nhiều năm sau, căn bệnh tới và ảnh hưởng tới cuộc sống của Ayers, tuy nhiên anh vẫn nhận được tình yêu và thái độ sống tích cực từ mẹ.

Tuesday 26 January 2016

NGHỆ SĨ ĐỘC TẤU (The Soloist) - Cuốn sách hay nên đọc (Phần 1)

     Tuần này Violin -24h sẽ giới thiệu tới các bạn nghệ sĩ Nathaniel Ayers – một người từng bị chuẩn đoán là mắc bệnh tâm thần, sống cuộc sống vô gia cư đã khỏi bệnh nhờ ÂM NHẠC . Cuộc đời của ông đã được viết lại trong cuốn sách The Soloist (Nghệ sĩ độc tấu ) và sau đó dựng thành phim.

Thursday 21 January 2016

ÂM NHẠC LÀ THUỐC - LÀ SỰ TỈNH TÁO

       Trong bài này, Violin 24h sẽ giới thiệu đến bạn nghệ sĩ violin Robert Gupta. Anh tham gia biểu diễn solo và thính phòng khi lên 8 tuổi. Năm 19 tuổi, anh tham gia vào dàn nhạc giao hưởng Los Angeles. Con đường âm nhạc có thể tiến thẳng từ đó, nhưng sau đó anh lại theo đuổi con đường y học để trở thành bác sĩ. Anh dành mối quan tâm tới các vấn đề thần kinh học và sức khỏe tâm thần. Anh từng làm trợ lý nghiên cứu tại CUNY Hunter College ở New York về sự tái sinh các tế bào thần kinh. Sau đó anh làm việc tại Trung tâm Y tế về thần kinh học của viện nghiên cứu Harvard, nơi đây anh nghiên cứu sâu về bệnh Parkinson.



Saturday 16 January 2016

10 NGHỆ SĨ VĨ ĐẠI NHẤT MỌI THỜI ĐẠI


       Danh sách này là 10 nghệ sĩ violin vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử âm nhạc cổ điển phương Tây được bình chọn theo ý kiến chủ quan của blogger. Rất mong bạn đọc chia sẻ ý kiến.


10 David Oisstrakh


Wednesday 13 January 2016

Tưởng nhớ nhạc trưởng Kurt Masur (1927-2015)

         Ngày 20 tháng 12 năm 2015 vừa qua vào lúc 9:07 tối, các nghệ sĩ và các tổ chức âm nhạc trên thế giới đã khóc thương trước cái chết của Kurt Masur. Ông từng là nhạc trưởng danh dự của dàn nhạc giao hưởng New York và cựu chỉ huy của dàn nhạc Leipzig Gewandhaus.
       Masur qua đời hôm thứ 7, hưởng thọ 88 tuổi tại Greenwich do biến chứng của bệnh Parkinson. 

Monday 11 January 2016

10 ĐIỀU THÚ VỊ VỀ VIOLIN

        Mỗi nhạc cụ có một lịch sử với những mẩu chuyện về sự ra đời hay những điều kỳ lạ. Với người chơi Violin, những người đam mê và yêu âm nhạc hẳn bạn đã từng nghe rất về nó – đây là 10 sự thật thú vị về Violin mà tôi đã biên soạn.

      Tôi hi vọng bạn thích bài viết này và đừng quên để lại bình luận ở dưới. Tôi rất muốn nghe sự chia sẻ từ bạn.

1.Nguồn gốc Violin

      Violin hiện đại được cho là bắt nguồn từ “ vitula” tiếng Latinh Trung Cổ, có nghĩa là “nhạc cụ có dây” được tạo ra vào năm 1500 bởi Andrea Amati ở Cremona, Italy. Andrea là một nghệ nhân làm đàn Ý và được yêu cầu làm một nhạc cụ nhẹ hơn đàn Lia. Ông cũng là người sáng lập của Trường Cremonese , nơi Antionio Stradivari đã theo học vào cuối năm 1600. Ông nhanh chóng trở lên nổi tiếng về tài năng làm ra những nhạc cụ chất lượng và sự độc đáo khi thay đổi mô hình ban đầu kiểu dáng nhạc cụ của Amati.  Stradivari còn thay đổi những cấu trúc quan trọng để mang đến âm

Người Theo Dõi