Monday 4 April 2016

SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA DÂY VIOLIN KHI KÉO

         Khi xóa đi những kí hiệu nốt nhạc trên dây đàn guitar, điều đó không làm bạn chơi sai nốt nhạc đi nhiều. Bạn có thể không chơi đúng vị trí nốt nhạc vào đúng thời điểm, tuy nhiên một nốt nhạc vẫn luôn đưa tới một độ cao gần như mong đợi và nghe nó vẫn khá ổn. Đối với người mới bắt đầu cố gắng chơi violin thì có rất nhiều điều khác biệt. Khi chiếc vĩ được kéo trên dây, kết quả có thể là một nốt nhạc như mong muốn nhưng đôi khi nó có thể là tiếng rít, tiếng gằn hay tiếng ò e…Sự khác biệt này bắt nguồn từ sự phân biệt cơ bản giữa tính chất vật lý khi bạn gẩy dây đàn hoặc kéo vĩ.

       Gẩy so với kéo
       Gẩy dây đàn cũng giống như guitar, nó có thể được mô tả bởi lý thuyết hệ thống tuyến tính. Tính chất cơ bản của một hệ thống tuyến tính là nếu bạn tìm thấy 2 đáp án khác nhau để giải phương trình, thì tổng của chúng sẽ là một đáp án nữa. Trong khi rung, ý tưởng đó trực tiếp đưa tới một ứng dụng vật lý.

Một vài kiểu rung của dây đàn


Mô hình kết hợp Second harmonic và Third harmonic cùng rung một lúc.

       Một vật thể rung giống như kéo căng một sợ dây chắc chắn sẽ xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Điều đó cũng xảy ra khi ngón bấm di chuyển nhanh và nhẹ trong một quãng rất ngắn, đồng thời lặp đi lặp lại sẽ tạo ra hiện tượng rung. Các tần số cộng hưởng tạo lên âm thanh chủ đạo và giai điệu của nốt nhạc bằng cách năng lượng được chuyển thành âm thanh và nhiệt.
     
       Việc kéo dây vĩ lại khác. Một nốt nhạc trên violin có thể được ngân dài hơn tùy thuộc vào thời gian bạn kéo hết cây vĩ với một biên độ ổn định (kéo vĩ đều tay.) Mặc dù năng lượng đã chuyển đổi thành âm thanh và nhiệt nhưng bằng cách nào đó cây vĩ đã được cung cấp thêm năng lượng ….Đây chính là dấu hiệu nhận biết một hệ thống phi tuyến tính. Các lý thuyết về hệ thống như vậy luôn phức tạp hơn bởi có nhiều yếu tố hỗn loạn và chúng dẫn đến những kết quả nghiên cứu khác nhau.

        Các chuyển động khi kéo vĩ
       Làm thế nào mà dây vĩ có thể rung?  Câu hỏi này lần đầu tiên đã được trả lời bởi Hermann von Helmholtz 140 năm trước. Khi violin được chơi bình thường để tạo ra âm thanh, sợi dây đã rung lên. Đôi với mắt thường, ta có thể nhìn thấy chúng di chuyển lên xuống giống hình parabol – ảnh mô phỏng sự rung tự do của dây vĩ khi được kéo căng.

Dây rung lên theo hình parabol


      Tuy nhiên khi xem xét kỹ, Helmholtz đã quan sát thấy sự di chuyển khác lạ: dây vĩ thực sự di chuyển theo hình chữ “ V”, tức là dây vĩ được chia thành 2 đoạn thẳng và cắt nhau tại một điểm (góc nhọn.) Bằng mắt thường chúng ta nhìn thấy có sự uốn cong nhẹ (theo hình parabol) khi dây chuyển động là bởi góc nhọn này liên tục đi chuyển lên và xuống theo dọc dây vĩ. Và đó chỉ là những phác thảo thô sơ bằng mắt thường.

Di chuyển thực trong dạng hình chữ V


     Chuyển động này có tên là chuyển động Helmhotz  và được minh họa bằng hình ảnh động phía dưới:

Chuyển động Helmholtz

       
      Các đỉnh của hình chữ V được gọi là góc Helmholtz, nó di chuyển qua lại liên tục dọc theo dây vĩ. Mỗi lần góc Helmholtz đi qua cây vĩ, nó sẽ tạo lên sự chuyển tiếp giữa việc trượt và dính lông vĩ với dây vĩ : khi góc nhọn di chuyển từ cây vĩ tới ngón tay và trở lại, dây vĩ sẽ nằm dưới cây vĩ (bow) và được kéo cùng với nó; sau đó dây vĩ trượt lên – xuống trên các sợi lông vĩ (hairs.) Các thay đổi luân phiên này đã tạo ra các yếu tố phi tuyến tính của hệ thống.

    Nếu người chơi không ấn đủ lực từ cây vĩ lên dây, thay vào đó sự chuyển động Helmholtz  của dây vĩ sẽ khác đi ( ảnh minh họa.)

Hai chuyển động trượt


      Tới đây có 2 góc di chuyển trên dây vĩ. Tương ứng với đó có 2 phần trượt trong 1 chu kỳ của sự rung. Nó dẫn tới việc có 2 dạng sóng khác nhau và âm thanh cũng khác lạ đi. Đối với những nghệ sĩ vioin chuyên nghiệp họ coi đó là “âm thanh bề mặt” (surface sound) và người chơi cần phải tập luyện hơn rất nhiều. Nếu lực kéo vĩ lên dây quá nhẹ hoặc quá mạnh đều dẫn tới âm thanh khó nghe do mô hình sóng âm thanh đã trở lên hỗn loạn.

          Khi lực kéo vĩ không đủ
        Sơ đồ Schelleng miêu tả lực kéo vĩ với vị trí kéo vĩ đều nhịp:

-          Bow force (log scale): Lực kéo vĩ (bảng thang âm)
-             Raucous ( sticking too long): Âm thanh khàn, chói tai (lực kéo vĩ mạnh và quá lâu.)
-            “surface sound” Slipping too soon: Âm thanh bề mặt ( kéo vĩ quá nhanh)
-             Near the brige: Gần ngựa đàn
-            Bow position (log scale): Vị trí cây vĩ
-            Near the fingerboard: Gần phím bấm trên dây

       Phần gạch chéo là khu vực mà chuyển động Helmholtz có thể đạt được. Bên ngoài khu vực đó, lực kéo vĩ sẽ khiến cho âm thanh không được như mong muốn. Bạn không nên kéo vĩ ở quá gần ngựa đàn.

      Đối với người bắt đầu tập violin sẽ thường để ý tới nhiều thứ: cố gắng cầm và kiểm soát lực kéo vĩ, điều chỉnh ngón tay đúng với vị trí nốt nhạc…Sẽ xảy ra việc bạn không chú ý tới việc đặt cây vĩ sao cho đúng vị trí trên dây. Nó khiến bạn ngẫu nhiên kéo vĩ quá gần ngựa đàn hoặc phím bấm ( biểu thị trên đường thẳng ngang.) Nhìn vào hình ảnh cho thấy lực kéo vĩ sẽ vượt lên mức tối đa hoặc dưới mức tối thiểu hoặc thậm chí là không có lực kéo để di chuyển cây vĩ.
       
Khả năng chơi
      Lý do trên không phải là tất cả để giải thích tại sao violin lại cần thực hành nhiều và khó chơi. Việc sử dụng sơ đồ Schelleng thực sự chỉ đưa ra khả năng chúng ta có được sự chuyển động ( Helmholtz motion) trong một thời gian dài và ổn định.

      Nếu nghệ vĩ không muốn chơi lâu, giữ nhịp vĩ đều mà thích nhịp vĩ thay đổi đột ngột nhanh –chậm, ngắn – dài… với các kỹ thuật kéo đàn như Legato, collé, martelé, sautile (nảy nốt tốc độ không nhanh, cường độ mạnh vừa phải) hay staccato (để có âm thanh sắn, gọn.) Một người chơi chuyên nghiệp như thế sẽ đặt ra câu hỏi: “ Nếu tôi kéo vĩ với kỹ thuật như vậy thì chuyển động Helmholtz sẽ như thế nào?” Và “Mất bao lâu để đạt được chuyển động đó?” Câu hỏi về sau là rất quan trọng, bởi vì khi bạn thay đổi kỹ thuật kéo vĩ sẽ mất khoảng thời gian quá độ- chuyển giao giữa hai sóng âm thanh – ở đó sẽ xảy ra sự hỗn loạn. Một kỹ thuật kéo vĩ tốt sẽ giảm thiểu tối đa thời gian chuyển giao này để nhanh chóng thiết lập một âm sắc rõ nét như dự định.

       Điều này dẫn tới sự chú ý về khả năng chơi – chất lượng của một nhạc cụ. Chúng ta đều thấy rõ nổi lên một số chiếc violin có chất lượng vượt trội hơn. Tại sao điều này lại xảy ra khi nhìn chúng đều rất giống nhau? Một yếu tố rõ ràng là ở: “vẻ đẹp âm thanh” riêng của chúng. Điều này lại rất khó để phân tích dưới góc độ khoa học mà gần như hoàn toàn phụ thuộc vào sự cảm thụ của người nghe. Tuy nhiên ở góc độ người chơi bạn không chỉ quan tâm đến chất lượng của nhạc cụ mà còn chú ý tới việc nó có dễ chơi không.

Nguồn: https://plus.maths.org/content/why-violin-so-hard-play

No comments:

Post a Comment

Người Theo Dõi