Tổng quan: Khi dây vĩ
rung sẽ tạo ra sự chuyển động, điều đó tạo nên rất nhiều âm điệu (
Độ rung sẽ tạo ra những tần số khác nhau). Việc kéo vĩ không chỉ cho
phép tạo ra một loạt kỹ thuật biểu cảm, mà nó còn cung cấp năng
lượng liên tục và duy trì sự hòa hợp giữa các nốt nhạc. Ngựa đàn
và tất cả các phần của vioin , những công cụ liên quan khác đều phục
vụ truyền tải năng lượng để tạo ra những chuyển động của dây vĩ vào
không khí dưới dạng âm thanh. Các hoạt động của chúng rất quan trọng
đối với việc tạo ra âm thanh cho các nhạc cụ họ vĩ cầm.
Đầu
tiên là về âm thanh
Nếu bạn đặt một ngón tay nhẹ
nhàng lên trên một chiếc loa bạn sẽ cảm thấy nó rung. Tương tự nếu
bạn kéo mạnh một nốt thấp, bạn sẽ thấy nó chuyển động. Khi nó di
chuyển về phía trước, nó sẽ nén không khí ở xung quanh và làm tăng
áp suất. Tiếp đó một ít không khí sẽ bị đẩy ra ngoài, sự nén không
khí lại tiếp tục. Sau đó nó gây lên sự nhiễu loại trong không khí và
truyền ra sóng âm thanh. Cuối
cùng sóng âm thanh này lan truyền tới tai sẽ làm màng nhĩ rung động,
nhờ đó ta có thể nghe được âm thanh.
Tại bất kỳ thời điểm nào trong
không khí gần nguồn âm thanh, các phân tử chuyển động ngược trở lại
và chuyển tiếp ( Trong môi trường không khi các phân tử sẽ chuyển động
hỗn độn), áp suất không khí thay đổi lên xuống một lượng rất nhỏ.
Số rung động mỗi giây được gọi là tần số được đo với chu kỳ là một
giây gọi là Hertz(HZ). Cao độ của âm thanh hầu như được xác định bởi
tần số: tần số cao cho âm cao và ngược lại. 440 rung động trên một
giây (440 Hz) được coi là nốt A( La) trên khóa son (trên dây La của
violin). 220Hz được nghe như nốt A(La)
một quãng tám thấp hơn ; 110 Hz nghe như nốt A (La) một quãng tám thấp
hơn nữa… Chúng ta có thể nghe âm thanh từ 15Hz đến 20kHz ( 1kHz =
1000Hz). Một nhạc công đàn Double bass ( đàn công –tra-bát) có thể chơi
xuống đến 41Hz hoặc thấp hơn, và violin có thể chơi các nốt với tần
số cơ bản là trên 2kHz. Tai con người nhạy cảm nhất với âm thanh từ 1
đến 4kHz – là khoảng từ quãng 2 đến 4 quãng tám ở giữa nốt C(Đô).
Về
violin: dây, vĩ, ngựa đàn và phần thân
Dây
Cao độ của dây vĩ khi rung phụ thuộc
vào 4 điều .
·
Độ dày. Dây vĩ dày hơn sẽ có độ
rung chậm hơn nên các dây vĩ có độ dày ( trên một violin) sẽ giảm dần
từ dây E (Mi) - A(La) – D(Rê) – G(Son) dù chiều dài và sự căng của các
dây là gần như nhau.
·
Các tần số cũng có thể được thay
đổi bằng cách thay đổi sự căng – trùng của dây nhờ các chốt điều
chỉnh. Dây càng căng sẽ cho cao độ cao hơn.
·
Tần số còn phụ thuộc vào độ dài,
ngắn khi rung. Kỹ thuật rung là cách người chơi giữ, đè các đầu ngón
tay trái khi bấm phím trên dây, ngón bấm phải di chuyển nhanh và nhẹ
trên một quãng rất ngắn.
·
Cuối cùng là cách thức rung. Nó
sẽ tạo ra các chuỗi và chuyển động của sóng âm thanh. (Chúng ta sẽ
tìm hiểu kỹ hơn ở trong một bài viết khác)
Cấu tạo và hình giải phẫu violin của Atelier Labussiere |
Ngựa đàn
Có tác dụng truyền dao động rung từ dây vĩ tới toàn bộ cây vĩ cầm. Ngựa đàn tự chính nó có tác dụng rất lớn trong việc truyền âm thanh trong dải tần số từ 1 – 4 kHz, đó là khoảng tần số mà tai chúng ta rất nhạy cảm. Và đây chính là lý do mà ta thường cảm nhận thấy âm sắc tươi sáng của tiếng vĩ cầm. Bạn cũng có thể giảm thanh bằng cách gắn dụng cụ chặn giảm âm. Nó có tác dụng giảm âm và thay đổi âm sắc.
Có tác dụng truyền dao động rung từ dây vĩ tới toàn bộ cây vĩ cầm. Ngựa đàn tự chính nó có tác dụng rất lớn trong việc truyền âm thanh trong dải tần số từ 1 – 4 kHz, đó là khoảng tần số mà tai chúng ta rất nhạy cảm. Và đây chính là lý do mà ta thường cảm nhận thấy âm sắc tươi sáng của tiếng vĩ cầm. Bạn cũng có thể giảm thanh bằng cách gắn dụng cụ chặn giảm âm. Nó có tác dụng giảm âm và thay đổi âm sắc.
Mặt
cắt ngang ngựa đàn, nhìn thấy từ cuối chốt mắc dây (Tailpiece)
|
Ngựa đàn không bị dính chặt vào thân đàn mà được giữ chắc bởi 4 sợi dây vĩ và nằm giữa 2 khe hình chữ F( The F holes). Hai khe này có hai chức năng khác nhau. Đầu tiên là có tác dụng cho không khi đi ra đi vào để tạo lên âm thanh. Điều thứ hai là giúp tiếp cận, sửa chữa các phần bên trong đàn.
Que chống (Soundpost) và thanh dọc(bass
bar)
Que chống là thanh tròn kẹp giữa 2
mặt trong của đàn. Nó nằm dưới chân của ngựa đàn ( dưới dây E – Mi),
có tác dụng tăng cường sự chịu lực của 2 mặt đàn khi rung và ngăn
cản sự đổ của các dây khi bị kéo căng. Sự kết nối đến phần mặt sau
đàn còn giúp hạn chế sự dịch chuyển của chân ngựa đàn.
Vị trí của que chống ( ảnh hưởng
tới sự dịch chuyển của ngựa đàn)
là rất quan trọng đối với chất lượng âm thanh của đàn. Các
nhà sản xuất đôi khi sẽ di chuyển nó một chút để thay đổi âm thanh
và nó đều có những tác động đáng kể.
Dưới mặt sau đàn ( back) là thanh
dọc ( bass bar). Nó nằm ngoài lỗ F và do đó giúp truyền chuyển
động của ngựa đàn tới cả vùng
rộng hơn ở phía bụng đàn – mặt trước ( the belly).
Phần
thân
Phần
này gồm 2 cấu tạo chính là mặt trước (phần bụng – belly) và mặt sau
(phần lưng – back). Cả hai bên không khí ở trong và ngoài của hai mặt
đều có mục đính truyền sự rung từ ngựa đàn vào không khí xung quanh
đàn. Để làm được điều này, violin cần một diện tích bề mặt tương
đối lớn nhằm đẩy được một lượng không khí lớn về phía sau và phía
trước.
Phần quan trọng nhất là mặt
bụng(belly). Chúng được làm để việc rung lên và xuống dễ dàng. Các
mặt này đều có một số cộng hưởng: tức là có một tần số mà tại
đó có thể được rung lên một cách dễ dàng.
Cái này được xác định bởi các nghệ
nhân là đàn và các nhà khoa học sử dụng các mẫu Chladni. Để làm đồ
thị âm thanh cho bên phải, việc cô lập bặt bụng đã có lực đẩy cơ học
tại các vị trí chân ngựa đàn, tại đó gia tốc được đo. Đồ thị sẽ
chỉ ra các tỷ lệ có ảnh hưởng tới gia tốc. Nếu chúng ta rung một
lượng nhỏ, đồ thị đó tập trung các rung động, độc lập với tần số.
Tuy nhiên, sự cộng hưởng của mặt gỗ sẽ xuất hiện ở đây: gia tốc
được cung cấp bởi sự tập trung mạnh mẽ của tần số. Trên biểu đồ
này, mỗi cộng hưởng được biểu thị bởi việc ghép các bức hình trong
mẫu Chladni.
Hai đường cong là biểu thị 2 mặt gỗ
của thân đàn . Khi violin được lắp ráp, các cộng hưởng trở lên phức
tạp hơn. Tuy nhiên, sự cộng hưởng đó rất quan trọng trong việc truyền
chuyển động rung tại ngựa đàn để phát ra âm thanh.
Năng
lượng âm thanh đến từ đâu?
Chúng tôi đã đề cập đến tầm quan
trọng của sự cộng hưởng trong việc làm tăng âm thanh khi đi ra ngoài
nhạc cụ. Điều đó chỉ ra rằng phần thân đàn không làm khuếch đại âm
thanh theo nghĩa kỹ thuật của từ khuếch đại. Một bộ khuếch đại điện
tử có một nguồn với công suất nhỏ, sử dụng năng lượng điện từ
nguồn điện, giúp âm thanh phát ra to hơn. Với violin, tất cả năng lượng
âm thanh có được từ đàn đều xuất phát từ sự chuyển rung động khi kéo
vĩ. Mục đích của phần thân đàn là giúp quá trình chuyển đổi âm
thanh được hiệu quả hơn. Một cây guitar điện, rất ít năng lượng rung
của quá trình gảy đàn được chuyển thành âm thanh. Nhờ phần thân của
chiếc guitar acoustic hay violin acoustic sẽ giúp năng lượng rung chuyển
đổi thành âm thanh tốt hơn, âm sắc nghe chất lượng hơn.
Âm
sắc rung
Một điều thú vị và rất quan trọng
đó là âm sắc đặc trưng của các nhạc cụ họ vĩ cầm đều là âm sắc
rung, phần lớn là nhờ sự tác động của phần thân đàn acoustic. Việc
rung đã cho thấy ở bên phải tỷ lệ của âm thanh tập trung từ các dây
đàn tác động lên ngựa đàn là một yếu tố quan trọng tới tần số,
tạo ra nhiều sự cộng hưởng trong thân đàn. Do đó âm sắc của đàn trở
lên hay và thú vị hơn.
Vĩ
Việc sử dụng một chiếc vĩ cũng
ảnh hưởng lớn tới âm thanh của đàn. Điều đầu tiên là kéo vĩ tạo ra
các nốt âm thanh, nó có thể kéo dài, ngắn, nhanh, chậm tùy theo
người chơi ( theo người Mỹ nói là “ shaping the note” – định hình nốt
nhạc). Có rất nhiều kỹ thuật kéo vĩ để tạo ra các hiệu ứng âm
thanh.Nguồn : http://newt.phys.unsw.edu.au/jw/violintro.html
No comments:
Post a Comment