Thursday 17 March 2016

Bí mật về những cây đàn của Stradivarius ?

       Đây là một câu hỏi khó. Mặc dù đề tài này đã được bàn luận từ lâu để lại nhiều suy đoán và dữ liệu.
      Điều đáng ngạc nhiên về Stradivarius là hầu như tất cả các nhạc cụ của ông đều được đánh giá là tuyệt vời, hầu hết trong số chúng đều có chất lượng âm thanh tốt ngang với những nhạc cụ hiện đại tốt nhất. Một số ít người cho rằng nhạc cụ của ông không thể làm tốt hơn được nữa.


      Để bắt đầu, có một số yếu tố phức tạp cần lưu ý : những nhạc cụ tốt lại được chơi bởi hầu hết những nghệ sĩ vioin tài năng; chất lượng của những nhạc cụ của Stradivarius – thường được nhận xét bởi những người sở hữu hoặc chơi chúng mà họ là những người có thế lực tài chính để duy trì giá trị trường của những cây đàn. Và do đó nó càng khó khăn trong việc mở ra cuộc thử nghiệm mù lần thứ 2 ( Cuộc kiểm tra chất lượng đàn bằng cách để các nghệ sĩ violin chuyên nghiệp chơi nhạc trong điều kiện bịt kín 2 mắt). Gần như không có nghệ sĩ nào chơi nhạc cụ của họ trong tình trạng mù nên khi đánh giá nó thường có thêm những kỳ vọng để tô màu thêm cho ý kiến đánh giá chủ quan của mình. Vì vậy, chúng ta cần cẩn trọng xem xét lại. Dưới đây là một vài đóng góp nhỏ của tôi:
     Họ đã so sánh như thế nào? Lưu ý rằng ý của tôi là sự so sánh ở đây không (nhất thiết) có nghĩa “ tốt hơn”. Trong một nghiên cứu gần đây được tiến hành tại cuộc thi Violin lần thứ 8 của Indianapolis đã có 2 cây Stradivarius nổi tiếng, một cây Guanari và 3 cây đàn hiện đại xuất sắc đã được chơi và so sánh bởi 21 nghệ sĩ chuyên nghiệp trong điều kiện bịt mắt. Một cây đàn hiện đại và một cây Strads được đánh giá tốt nhất. ( Tác giả chính cuộc thi là Claudia Fritz, từng là một nghiên cứu sinh trong phòng thí nghiệm này nhiều năm trước đây.)
    Sự khác nhau giữa các cây Strads ? Điều quan trọng cần lưu ý là cây đàn của Stradivarius được đánh giá bởi nhiều người khác nhau và có những tiêu chuẩn riêng. Nó cũng giống như các nhạc cụ hiện đại. Một phần của gỗ đã có sự khác biệt đáng kể  trong đặc tính cơ học. Thậm chí nếu gỗ được lấy từ cùng một cây thì các nhà sản xuất cũng có thể làm khác đi bởi những phần khác nhau.

      Cây Strads có thể không còn có âm thanh giống như cây violin mà Stradivarius đã làm. Từ “ biến đổi” (modified) có một nghĩa quan trọng. Rất ít, nếu có thì những nhạc cụ Strads của ngày hôm nay cũng đã có âm thanh khác với ban đầu, vì không ai có thể biết rằng âm thanh ban đầu có chúng ra sao. Trong những năm qua, hầu như tất cả đã phải chịu sự biến đổi sau:
·        Tháo gỡ
·        Thanh dọc đã được sửa chữa hoặc thay thế, que chống đã được thay thế bằng một cái dày hơn.
·        Phần cổ đàn và đoạn fingerboards đã được loại bỏ để thay thế bằng đoạn dài và nặng hơn để phù hợp với cơ thể người chơi.
·        Ngựa đàn cao hơn, với hình dáng khác làm thay đổi đặc tính âm thanh.
·        Một vài trong số chúng đã được sửa chữa làm thanh đồi đánh kể đặc tính âm thanh.
      Để hiểu thêm về âm thanh của Stradivarius cần nghe các nhạc cụ của chính ông bằng cách đi tới các buổi hòa nhạc được chơi bởi nhóm nghệ sĩ chuyên nghiệp đáng tin cậy. Một vài người chơi các nhạc cụ cũ, hoặc nói cách khác là chơi các bản sao của nhạc cụ cũ. Và thường thấp hơn nửa cung so với nhạc cụ hiện đại. Rất nhiều trong số các nhạc cụ hiện đại này đã mô phỏng những cây vĩ cầm của Stradivarius. Sự tương phản với những nhạc cụ hiện đại để lại ấn tượng. Như thế nào mà sự khác nhau về âm thanh giữa những cây vĩ cầm mà ông chế tạo lại có chất lượng cao đến thế. Tiến sĩ John McLennan từng làm trong phòng thí nghiệm đã nghiên cứu về sự thay đổi và khác biệt trên. Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn tại …

     Như đã nói, dù đã được sửa đổi nhiều thì những chiếc vĩ cầm của Stradivarius vẫn có âm thanh rất tốt. Vậy bí mật nằm ở đâu?
     Nó có nằm ở lớp véc ni ? Một vài người nói rằng bí mật nằm ở lớp sơn này. Hầu hết các nhà sản xuất và người chơi đều đồng ý rằng một chiếc violin có âm thanh tốt hơn khi ở trong tình trạng “ trắng” (nguyên màu gỗ) – trước khi được sơn. Vì vậy, một trong những thủ thuật nằm ở lớp sơn này ( chắc chắn không phải là một bí mật) ngoài mục đích duy nhất là để bảo vệ gỗ và nó không đủ để thay đổi nhiều tới âm thanh. Nhưng đối với nhiều người thích ý tưởng lãng mạn thì đây là một ý tưởng khá hợp lý về những thành phần nằm trong lớp sơn đó.
      Có phải là ở gỗ? Liệu có phải bí mật nằm ở một loại gỗ đặc biệt hay kĩ nghệ chế tác gỗ trong môi trường nhân tạo. Một lần nữa đây trở thành một ý tưởng hay cho những ai thích “ lãng mạn hóa bí mật” của những cây đàn Strads. Chúng tôi có liệt kê một số báo cáo ở dưới.
      Vậy Stradivarius đã làm thế nào? Làm thế nào mà ông luôn làm ra được các nhạc cụ chất lượng? Không ai là có thể chắc chắn về những suy đoán của mình. Nhưng sau đây tôi vẫn đưa ra những quan sát và suy đoán của mình:
·         Đầu tiên ông đã có vật liệu tốt. Nhu cầu hiện đại luôn cao và các nhà sản xuất hiện đại phải cạnh tranh khốc liệt để có được gỗ tốt.(Do nhu cầu của ngành hàng không công nghiệp nửa đầu thế kỉ XX đã không hỗ trợ cho cây vân sam; rất nhiều cây violin đã bị bắn phá trong thế chiến thứ hai.
·         Ông ấy đã được đào tạo tốt. Người nghệ nhân này đã được học việc trong Nicolo Amati.
·        Điều thứ ba và quan trọng nhất là : ông là một nghệ nhân chế tác nhạc cụ bậc thầy của thế giới. Tất cả đã thực sự đưa tới một tài năng tuyệt vời : một nơi đào tạo tốt, cung cấp cho ông những vật liệu tốt nhất, tất cả được diễn ra trong một thị trấn – nơi mà có nhiều nhà sản xuất cạnh tranh với nhau, nhạc cụ được mua với giá tốt… Và kết quả là : những nhạc cụ xuất sắc.
       Vẫn còn tồn tại rất nhiều “ bí mật về Stradivarius”. Và nó vẫn tiếp tục thu hút nhiều người nghiên cứu, khám phá. Dưới đây là liệt kê về những khám phá khác:
·        Hóa chất xử lý gỗ Nagyvary et al, 2006
·        Hóa chất xử lý gỗ – nước tiểu và phân. Nagyvary et al, 2000
·        Hóa chất xử lý gỗ – Borax.Nagyvary et al
·        Những “ little ice age” làm chậm quá trình hư hại của gỗ.Michael Rhonheimer và Francis Schwarze, 2009
·        Stradivarius sử dụng các “ tỷ lệ vàng” trong thiết kế học .

·        Kinh nghiệm. Stradivarius làm violin tốt nhất từ năm 1710 đến 1720 (khoảng 60 tuổi). Ông đã qua đời ở tuổi 93.
              Các bạn có thể đọc tham khảo thí nghiệm của Claudi Fritz tại recent study
              Nguồn:  http://newt.phys.unsw.edu.au/jw/musFAQ.html

No comments:

Post a Comment

Người Theo Dõi