Tuần này Violin -24h sẽ giới thiệu tới các
bạn nghệ sĩ Nathaniel Ayers – một người từng bị chuẩn đoán là mắc bệnh tâm thần,
sống cuộc sống vô gia cư đã khỏi bệnh nhờ ÂM NHẠC . Cuộc đời của ông đã được viết
lại trong cuốn sách The Soloist (Nghệ sĩ độc tấu ) và sau đó dựng thành phim.
Nathaniel Ayers (sinh ngày 31 tháng 1 năm 1951) tại Mỹ. Ông bắt đầu chơi double bass trong trường trung học. Sau đó ông theo học trường Juilliard ở New York ( Là một trường âm nhạc hàng đầu thế giới). Vào năm thứ ba ông đã bị suy sụp tinh thần và sau đó nghỉ học để điều trị. Ayers là một trong số ít các sinh viên da đen theo học tại thời điểm đó.
Sau đó ông về sống với mẹ tại Cleveland,
Ohio để tiếp tục điều trị nhưng không có kết quả. Năm 2000, mẹ chết nên ông đã chuyển đến sống ở Los
Angeles vì nghĩ rằng cha ông sống ở đó. Cuộc sống vô gia cư bắt đầu, các triệu
chứng bệnh giảm dần, ông bắt đầu chơi nhạc trên các đường phố.
Năm 2005, Steve Lopez (người phụ trách chuyên mục của báo Los
Angeles Times) đã gặp Ayers tại Quảng trường Pershing. Cuộc gặp định mệnh đã
giúp Ayers bước tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nó chính là nơi ra đời cuốn sách
The
Soloist : A Lost Dream, an Unlikely Friendship, and the Redemptive Power of
Music( Nghệ sĩ độc tấu). Sau đó cuốn sách đã được chuyển thể thành phim
The Soloist.
Để
hiểu rõ hơn về cuộc đời của Ayers, sâu hơn là sự kết nối giữa ông và âm nhạc
tôi xin được giới thiệu qua về cuốn sách The
Soloist.
Steve Lopez – tác giả của cuốn sách
The Soloist
Steve Lopez, một nhà báo tài năng, hiện
đang viết mục “ Points West” cho tờ báo LA Times. Ông có chuỗi bài “ người đàn
ông vĩ cầm”( violin man) về Nathaniel Ayers. Sau đó cuốn The Soloist đã được xuất
bản và dựng thành phim.
The
Soloist – Mở đầu.
Quảng trường Pershing,
Los Angeles khoảng năm 1940.
Don’t
walk in front of me,
I may not follow.
Don’t walk behind me,
I may not lead.
I may not follow.
Don’t walk behind me,
I may not lead.
Just walk beside me
and be my friend. (Albert Camus)
and be my friend. (Albert Camus)
Tạm dịch:
Đừng đi trước tôi,
Vì tôi chẳng thể theo kịp.
Đường đi sau tôi,
Vì tôi chẳng phải người dẫn đường.
Hãy bước bên cạnh tôi
Và như một người bạn.
Steve Lopez, chủ cột báo cho tờ LA Times đang
cạn ý tưởng trong khi thời hạn đến gần. Ông quyết định đi bộ. Cái gì có thể đến
với ông vào lúc này? Đôi khi sự bế tắc lại mang đến những động lực tốt hơn.
Bước chân lang thang tới
Quảng trường Square, ông nghe thấy âm thanh khác lạ vượt lên trên sự ồn ào của
đường phố. Tiếng nhạc gì vậy? Ai đang chơi nó? Lopez tìm thấy chủ đề
gì cho cột báo ngày hôm nay?
The Soloist –Chương 1: BEETHOVEN trong Quảng trường Pershing
Đi theo tiếng nhạc, không xa bước tượng của
Beethoven ở giữa Quảng trường, Lopez nhìn thấy một người đàn ông đang chơi
violin. Tiến lại gần hơn ông nhìn kỹ thấy một chiếc đàn violin cũ nát như từng
bị đập, nó mất 2 dây thay vì có 4 dây. Mặc dù vậy, âm thanh… Beethoven…khá hay.
Người đàn ông đang chơi nhạc dường như là người
vô gia cư. Lopez khá chắc chắn về suy đoán của mình khi ông nhìn thấy một giỏ đồ
chất đầy thứ linh tinh cá nhân. Mà vốn dĩ, Quảng trường này thường là nơi tụ họp,
nghỉ ngơi của những người vô gia cư.
Lopez nói với người đàn ông khoác trên mình bộ quần áo rách nát rằng ông
thích tiếng đàn của ông ấy. Người đàn ông sửng sốt nhìn Lopez và cảm ơn về lời
khen. Sau đó người đàn ông ngại ngùng phần trần về tình trạng của mình. Ông có
một vài thất bại trong đời, ông giải thích. Sau này Lopez mới tìm hiểu để thấy
được những khó khăn và trở ngại của chứng bệnh tâm thần phân liệt.
Cuộc
sống vô gia cư trên đường phố của Los Angeles có thể khiến họ nghi ngờ về động
cơ của những người đến bên mình. Rằng tại sao bạn lại nói chuyện với tôi? Bạn
muốn điều gì khi tôi chỉ đang chơi bản nhạc này cho riêng mình. Lopez hiểu điều
đó nên rất từ từ, cẩn thận nói chuyện với người đàn ông này.
Cuối
cùng ông cũng biết nghệ sĩ violin vô gia cư này là người Mỹ gốc Phi, khoảng 50
tuổi, đến từ Cleveland. Tên của anh à? Nathaniel Anthony Ayers. Cuộc nói chuyện
tạm dựng lại.
Lopez trở về căn phòng của mình, ông cần thời gian để tìm hiểu thêm về
cuộc gặp gỡ đầu tiên này. Sự tò mò khiến ông đi hỏi tất cả các nghệ sĩ violin
thường hay biểu diễn ở gần nới này. Và họ đều trả lời rằng vì có Beethoven ở
đây.
Có
lẽ Ayers cũng ở đây vì lí do đó. Nhưng lại sao Beethoven lại quan trọng với
Ayers đến vậy? Lopez không chỉ thấy được sự kết nối với Ayers mà còn với cả người
soạn nhạc vĩ đại – Beethoven. Ông say sưa nghiên cứu về cách truyền cảm hứng của
bức tượng:
“Tôi
chưa bao giờ nhìn thấy một thứ gì tuyệt đến vậy trong cuộc đời mình. Tôi lặng
người trong sự kinh ngạc bởi tôi chẳng biết làm thế nào mà anh ấy lại ở đây.
Tôi không biết cách mà Thượng đế đang làm”.
Cuộc sống trên đường phố LA là vô cùng khó khăn. Vậy mà Ayers vẫn thoải
mái say sưa cùng với người bạn của mình – nhà soạn nhạc Beethoven:
“ Có rất nhiều điều thô kệch ở đó, nhưng miễn
là tôi có thể nhìn thấy Beethoven. Tôi sẽ ổn thôi”.
Trong
thế kỉ 21 tại sao vẫn có người dành tình cảm như thế cho một nhà soạn nhạc –
người đã chết hơn 180 năm rồi? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta cần phải tìm hiểu
kĩ hơn về người nghệ sĩ violin vô gia cư Nathaniel Ayers.
(Theo dõi phần tiếp theo tại violin-24h)
Nguồn: https://www.awesomestories.com/asset/view/The-Soloist
No comments:
Post a Comment