Friday 19 February 2016

NGHỆ SĨ ĐỘC TẤU (The Soloist) - Cuốn sách hay nên đọc (Phần 3)

Little Walt Disney Hall ( Walt Disney thu nhỏ)

      Nathaniel Ayers thích chơi âm nhạc ở số 2 đường Street Tunnel của LA, trên đồi. Nó giống như một phòng thu âm, một đường hầm mang tới những âm thanh tuyệt vời, bởi nó không bị ảnh hưởng từ những tiếng ồn giao thông. Đối với anh, đây chính là nơi tốt giúp anh biểu diễn nhạc.


     Ayers chơi nhạc không phải để kiếm tiền, mặc dù vậy thỉnh thoảng người ta vẫn tips (cho tiền) anh. Song anh chơi nhạc là cho chính bản thân mình, để cải thiện kỹ năng. Anh vẫn luôn nhớ lời khuyên của người thầy từng dạy mình: “ Luyện tập, luyện tập, luyện tập. Đó là cách để bạn trở lên tuyệt hơn.”
      Số 2 Street đã trở thành “Hội trường biểu diễn”, nơi cách không xa địa điểm biểu diễn hòa nhạc nổi tiểng của LA - Walt Disney Hall. Nó được khai trương vào năm 2003, trở thành một trung tâm âm nhạc mới. Dù ban ngày hay ban đêm thì nhìn nó đều rất đẹp. Vòng vèo hết một tua du lịch quanh LA, bạn sẽ thực sự thấy rằng Lillian Disney (Vợ góa của Walt Disney) đã tặng cho người dân thành phố LA một món quà đầy ý nghĩa và rất đẹp. Disney Hall là một trong những nơi biểu diễn âm nhạc có uy tín nhất trên thế giới và là nơi biểu diễn của Los Angeles Philharmonic Orchestra( Dàn nhạc giao hưởng Los Angeles). Nó là nơi thu hút rất nhiều nghệ sĩ đẳng cấp thế giới.
Walt Disney Hall
       Ayers cũng ao ước được biểu diễn ở đó, nhưng thực tế thì thế giới của anh dường như không giống với người hàng xóm rực rỡ đó. Tự biết về hạn chế đó, Ayers mở ra một Walt Disney Hall thu nhỏ - nơi có hệ thống giao thông di động giúp anh dễ dàng mang theo nhạc cụ và những đồ dùng cá nhân của cuộc sống đường phố.
       Một điều thuận lợi về Walt Disney Hall thu nhỏ là Ayers có thể đi bất kỳ nơi đâu. Và anh có tới Pershing Square chơi cho Beethoven bất kỳ lúc nào mà anh muốn. Tất nhiên anh cũng có thể chơi bất kỳ lúc nào ở số 2 Street Tunnel. Trong khi chơi có thể âm nhạc của anh không thể có những âm thanh hay, đẳng cấp như trong một phòng hòa nhạc song nó nghe vẫn rất thu hút bởi một người nghệ sĩ chơi đầy đam mê và yêu thích những gì anh ta đang làm.
       Trong khi sống vô gia cư trên những đường phố của LA, Ayers đã sử dụng chiếc xe kéo làm phòng hòa nhạc di động của mình. Đôi khi nó còn là chiếc gối đầu. Hai chiếc gậy trong tay để đuổi chuột đi. Anh không cần đánh hay hung dữ với nó, chỉ cần gõ nhẹ là chúng sẽ chạy đi.
      Sau đó… một món quà hoàn toàn bất ngờ đến trên con đường của anh. Các thành viên của LA Philharmonic, giống như rất nhiều người dân LA đã đọc cột báo của Steve Lopez về Ayers. Một số công dân tốt bụng của thành phố đã tặng ông một cây cello mới và hai chiếc violin. Và nó chính là lời mời đến Disney Hall.
       Nathaniel Anthony Ayers có muốn tham dự vào một buổi hòa nhạc?


Mr. Ayers và những người bạn ở LA Phil

         Lời mời tới tham dự buổi hòa nhạc ở Disney Hall hoàn toàn bất ngờ với Ayers. Nó từng là ước mơ nhưng anh lại nghĩ rằng anh nên từ chối. Anh không có những bộ quần áo thích hợp. Mặt khác… một buổi diễn tập thì khá thú vị. Làm thế nào để nó giống như một buổi hòa nhạc riêng?
      Ayers đã cùng Lopez đến xem LA Phil diễn tập bản Beethoven’s Third Symphony – thường được biết đến với tên “Eroica”. Sauk hi họ đến, Ayers đã được trao thêm hai món quà bất ngờ hơn. Đầu tiên, anh được phép chơi violin trong phòng hòa nhạc.
      Và món quà thứ hai…Peter Snyder, một nghệ sĩ cello đã chơi cho LA Phil ba mươi năm đã có một câu hỏi. Làm thế nào mà một nghệ sĩ đường phố lại có những bài học cello như một bậc thầy về nó? Anh đã trả lời rằng kể từ khi anh không theo học âm nhạc vào năm 1970, anh đã tự học để chơi cello. Sau cuộc gặp đó đã có nhiều sự thay đổi.
     Từ sự hào phóng của nhạc trưởng Esa-Pekka Salonen tới sự tốt bụng của các thành viên khác như Robert Gupta, Ben Hong và Joanne Pearce-Martin, anh đã nhanh chóng được chào đón.
      Adam Crane, nhà báo của LA Phil và là một nghệ sĩ cello nghiệp dư đã dành cho anh một bất ngờ. Yo-Yo Ma, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất thế giới đã mời anh biểu diễn tại Disney Hall vào tháng 10- 2006. Sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt đối với Ayers. Anh và Yo-Yo Ma đã từng là học sinh theo học tại Juilliard, cả hai được coi là những thần đồng âm nhạc. Khi họ gặp nhau tại Disney Hall đã nảy sinh nhiều điểm chung hơn không chỉ là âm nhạc.
        Steve Lopez đã mô tả Disney Hall như bệnh viện của Ayers và anh cùng những bạn bè trong LA Phil như là bác sĩ. Y học của anh, tất nhiên chính là âm nhạc.


Âm nhạc – chất gắn kết cuộc sống của Ayers

     Những tác động của âm nhạc tới người mắc bệnh tâm thần phân liệt vẫn chưa được các nhà khoa học giải đáp. Dù sao, câu chuyện về cuộc đời của Ayers và cách mà âm nhạc đã đưa anh về cuộc sống như một ví dụ để chúng ta thấy được phương thuốc âm nhạc kỳ diệu này.
      Steve Lopez đã xem Ayers chơi, ông nhận thấy anh đã cố gắng hết sức để loại bỏ đi những hạn chế của căn bệnh. Và thành công đã đến tuy sau một khoảng thời gian dài.
      “… Chiếc violin đặt dưới cằm, kéo ra những âm thanh lấn át đi tiếng gầm rú của giao thông và bay lên khỏi thế giới ồn ào xung quanh. Anh đã hỗn loạn, tìm bới xung quanh, theo đuổi những ý nghĩ không ăn nhập với nhau…Nhưng sau đó anh đã tìm thấy một hoạt động như một phương thuốc và âm nhạc đã giúp anh thoát khỏi những cơn điên loại của căn bệnh. Đôi mắt nhắm lại, đầu nghiêng nghiêng, anh đã đi tới…”
      Các nghệ sĩ đường phố được kết nối bởi tờ báo đã bình luận – một người lạ - thông qua âm nhạc Lopez trước đó không phải là một người yêu thích âm nhạc cổ điển trước khi gặp Ayers. Sau đó ông đã bắt đầu đánh giá cao vẻ đẹp của các tác phẩm âm nhạc cổ điển mà ông đã từng không thực sự nghe trước đây.
     Sau khi Lopez giúp Ayers tìm được một nơi để cất nhạc cụ, anh đã không còn phải lo lắng về việc để chúng bên ngoài thư viện. Anh đã có thể mượn những bản nhạc, tìm hiểu các tác phẩm mới và mở rộng các tiết mục của mình. Để hiểu các thể loại âm nhạc Ayers thích nghe và chơi chúng bạn có thể tham khảo các video dưới đây:

 1 Tchaikovsky's Variations On a Rococo Theme for Cello and Orchestra
 2.     Tchaikovsky’s Variations – ending by Yo-Yo-Ma
 3.   Ernst Bloch's Prayer  , Supplication and Jewish Song
 4.     Bach’s Cello Suite No.1in G Major
 5. Schubert’s"Arpeggione" Sonata
 6. Pablo Casals’"Song of the Birds"


                 Nathaniel Ayers chơi nhạc

      Khi Ayers biểu diễn âm nhạc đường phố ở số 2 mọi người đã dừng lại để lắng nghe. Robert Gupta, một thần đồng âm nhạc được thuê chơi violin ở LA Phil lúc 19 tuổi đã dành một sự quan tâm đặc biệt tới Ayers. Thỉnh thoảng, Ayers chơi violin trên đường phố, Gupta đến chơi cùng.
      Sẵn lòng giúp bạn mình cải thiện căn bệnh bằng việc chia sẻ chính nỗi đau của bản than khi những người bạn sinh viên từng không hiểu niềm đam mê của anh với âm nhạc cổ điển. Khi 14 tuổi, Gupta đã rời trường học để tìm gia sư riêng và tốt nghiệp trước các bạn cùng lớp. Có bằng thạc sĩ trong tay lúc 19 tuổi, anh đã có thể chọn một ngành khoa học nhưng rồi lại đến quyết định là biểu diễn với một dàn nhạc đẳng cấp thế giới. Việc giúp đỡ Ayers thực sự rất có ý nghĩa với đối cá nhân anh. Gupta đã thuyết phục Ayers về sống trong một căn hộ. Tuy nhiên anh không thể nào rời xa được Beethoven cho đến khi Peter Snyder tặng anh một bức tượng Beethoven thu nhỏ được giữ trong phòng riêng.
     Dần dần… mọi thứ đã ổn hơn – với cuộc sống của Ayers, với gia đình, với bạn bè và với chính căn bệnh. Tuy nó vẫn còn đó, thỉnh thoảng những cơn thịnh nộ bùng lên với Lopez giống như anh từng làm với mẹ và chị em của mình. Người chị Jennifer nói:
    “ Nó đã thật khó khăn với mẹ tôi, vì anh đã nguyền rủa bà, gọi tên bà, đe dọa bà. Khi chúng tôi tới thăm bà trong viện dưỡng não vào sinh nhật, bà đã nhìn tôi và nói rằng: “ Tôi nhớ Tonny”. Anh ấy là niềm tự hào, niềm vui của bà và bà đã làm tất cả mọi thứ để có thể giúp anh ấy”.
      Lopez làm mọi thứ để giúp Ayers dù những lúc chính Ayers từ chối không cần tới. Đôi khi anh chỉ muốn được ở một mình, song đã có sự thay đổi lớn từ chính tình bạn này. Lopez dường như đã thực sự hiểu được ý nghĩa những vần thơ của Camus:
“… Chỉ cần bước đi bên tôi
Và làm bạn với tôi”
Đó là thứ anh đang có… Họ đang có…

No comments:

Post a Comment

Người Theo Dõi