Cuối tháng 10 mà Hà Nội vẫn nắng. Chưa đầy
chục năm về trước, độ này tôi đã thưởng thức gần xong tiết thu và đón cái lạnh
đầu đông. Có chút hoài mong, biết rằng mùa đông Việt Nam không lạnh, khắc nghiệt
bằng mùa đông ở nước Nga nhưng vẫn cứ là “ đông” nên thả hồn mình bay trong bản Symphony
No. 1 "Winter Daydreams" của Tchaikovsky.
Bản Symphony No. 1 được hoàn thành trong
khoảng năm 1866, được Tchaikovsky đặt tên là Winter Daydreams ( có sự thay đổi
phụ đề ở lần 1 và 2 với tên Dreams of a Winter Journey and Land of Desolation,
Land of Mists). Vượt ra ngoài sự miêu tả của ngôn ngữ chúng ta đang nói tới một
bản giao hưởng thuần túy. Tại khoảnh khắc, âm nhạc gợi lên cảnh mùa đông tuyết
phủ trắng xóa ở xứ sở Bạch Dương. Nhưng để trải nghiệm được bản chất thực sử của
bản giao hưởng này, chúng ta bỏ qua mọi cảm xúc được viết ra bởi người khác và
làm một việc duy nhất là lắng nghe.
Cuối năm 1865, Tchaikovsky tốt nghiệp nhạc
viện St. Petersbough. Tchaikovsky bắt tay viết giao hưởng số 1 đầu năm 1866 khi
ông vừa chuyển đến làm giảng viên hòa âm ở nhạc viện Moscow. Ông đề tặng bản
giao hưởng của mình cho Nicolai Rubinstein, giám đốc nhạc viện Moscow, người mời
ông vào làm việc. Mới đầu bản giao hưởng không được mọi người đón nhận. Đến năm
1868 Rubinstein mới chỉ huy trọn vẹn bản giao hưởng, lần này tác phẩm được tiếp
nhận nồng nhiệt.
Năm 1833 Tchaikovsky đã tự nhận xét về Symphony
No. 1 trong một bức thư như sau:
“ Mặc dù bản nhạc còn
non nớt trong nhiều khía cạnh, nhưng về cơ bản nó tốt và phong phú về nội dung
hơn nhiều so với những bản nhạc được coi là trưởng thành hơn”
Trong suốt bản giao hưởng, có sự ảnh hưởng
đôi chút từ Beethoven, Schubert and Mendelssohn. Vượt qua những điều đó, nó vẫn
có được sự độc đáo, phong cách đặc trưng âm nhạc của nhạc sĩ.
Tác
phẩm gồm 4 chương:
I-
Allegro tranquillo. (Dreams of a winter journey - Những ước vọng trên hành
trình mùa đông)
Tchaikovsky đặt tên cho chương I như thế
muốn ghi lại những ấn tượng thơ mộng mà phong cảnh mùa đông nước Nga đem. Những
bình nguyên phủ đầy tuyết trắng trải dài ra vô tận. Con đường trở nên bé nhỏ, lạc
giữa không gian bao la của đất nước Nga. Tiếng nhạc ngựa vang lên một cánh nhịp
nhàng, hòa vào tiếng kêu kẽo kẹt của xe trượt tuyết. Người đánh xe cất tiếng
hát, giọng hát vang xa vọng vào những cánh rừng. Cứ thế trên suốt hành trình xa
xôi, hiện thực quyện lẫn với ước mơ tạo thành những cảnh tượng mờ ảo…
II-
Adagio cantabile ma non tanto. (Land of desolation, land of mist - Miền thê
lương, chốn sương mù)
Chương adagio của bản giao hưởng – với
tiêu đề “miền thê lương, chốn sương mù”- ghi lại cảm xúc của tác giả về chuyến
đi chơi đến đảo Valaam trên hồ Ladoga.
III-
Scherzo: Allegro scherzando giocoso
Con đường mùa đông như trở lại, làm nền
cho những đợt sóng cảm xúc mới – những ảo tưởng và tiếc nuối về cảnh bình yên,
sum vầy…
IV-
Andante lugubre. Allegro moderato. Allegro maestoso. Andante lugubre. Allegro
vivo.
Âm sắc ở chương cuối như vui hơn, khoáng đạt
hơn song vẫn pha chút hoài niệm. Xương sống của chương nhạc này là bài dân ca
Nga “Ta sẽ đánh mất đứa con thơ chăng”.
Muối (tổng hợp từ nguồn http://www.nhaccodien.vn/ và http://thelistenersclub.com/ )
No comments:
Post a Comment