Go tell Aunt Rhody là bài hát thứ 4 trong cuốn
Suzuki
Violin Book 1. Chúng ta thường nghĩ đó là một bài folk song tiếng
anh. Tuy nhiên giai điệu của bài hát lại đến từ Châu Âu từ thế kỉ 18. Từ đó nó
đã phát triển là lan rộng ra nhiều nơi trên thế giới, từ Pháp, Mĩ, tới Nhật Bản.
Năm 1752
(Pháp) – Nhà triết học Jean-Jacques Rousseau sáng tác giai
điệu đầu tiên. Nó được viết cho một màn kịch opera có tên là Le
devin du vllage(“The Village Soothsayer”). Bạn có thể tìm thấy trong
màn 8 –“Pantomine”. Tuy nhiên có nhiều người cho rằng ông đã không sáng
tác mà nghe được khi chèo thuyền, trong lúc đó nhìn thấy cô gái chăn cừu đang
nhảy theo giai điệu của bài hát. Nhiều năm sau đó ông lấy cảm hứng mà viết lại.
Năm 1773(Anh), xuất hiện một phiên bản mới trong bài thánh ca “Lord, Dismiss Us with Thy
Blessing”. Tác giả của nó là một mục sư, nhà thần học có tên là John
Fawcett(1740-1817). Giai điệu còn một phiên bản khác được dùng trong
thánh ca là Sicillian Mariners.
Bạn có
thể nghe giai điệu “Go tell Aunt Rhody” trong một phiên bản thánh ca dưới đây:
Trong những
năm 1812( Anh Quốc) – Johann Baptist Cramer-bậc thầy về
piano đã sáng tác viết phiên bản mới là “Rousseau’s Dream”.
Những
năm 1840 (Đức) – giai điệu bài hát được sử dụng để dạy cho trẻ nhỏ. Phiên bản mới
lần này có tên là “Greenville Hymn”.
Khoảng những năm 1850 bài hát với tên gọi
chính thức là “ Go Tell Aunt Rhody” (Hãy nói với dì Rhody) xuất hiện trong nhiều
tuyển tập bài hát truyền thống của Mĩ và bộ sưu tập dành cho trẻ em.
Go tell
Aunt Rhody
Go tell
Aunt Rhody
Go tell
Aunt Rhody
The old
gray goose is dead
The one
she’s been saving
To make
her feather bed
She died
in the mill pond
Standing
on her head
She left
nine are crying
Because
their mother’s dead
The
gander is weeping
Because
his wife is dead.
|
Năm
1851(Anh) – London đã sử dụng bài hát trong giờ thể dục ở trường mẫu giáo. Nhiều
người tin rằng phiên bản được sử dụng có tên là “ Greeville Hymn”.
Năm
1872( Nhật), Margaret Griffis(1838-1913) đã giới thiệu giai điệu bài hát
trong sự nghiệp giáo dục của cô tại trường mẫu giáo. Cô là người đóng một vai
trò quan trọng trong việc giáo dục dành cho phụ nữ ở thời kì Minh Trị- Nhật Bản.
Năm 1881
( Nhật), sử dụng phiên bản mới có tên “ Miwataseba” có nghĩa “Looking
Around” (Nhìn xung quanh – nhìn ngắm phong cảnh).
Năm 1947 (Nhật),
bài hát “ Musunde Hiraite” được sử dụng nhiều trong các trường mẫu giáo.
MUỐI (sưu tầm và dịch)
No comments:
Post a Comment