CHƯƠNG VII
KỸ THUẬT DOUBLE-STOPS VÀ THE TRILL
I
ÂM GIAI TRONG QUÃNG BA
Để tăng cường sự dẻo
dai và linh hoạt của các ngón tay học sinh nên tiếp tục với các bài tập doubles-tops
là kĩ thuật bấm 2 nốt cùng một lúc trên dây đàn (bấm nốt kép).Nhưng bạn không được sao nhãng
các bài tập luyện âm giai với từng nốt nhạc.
Ngay khi kĩ năng ngón bấm
chuyển từ vị trí này sang vị trí khác khá thuần thục bạn có thể bắt đầu với
quãng ba bằng khóa C (Đô), G (Sol), D (Rê), A(La) và E (Mi) trưởng một cách từ từ:
Các bài tập nên được luyện
như ở ví dụ trên cho cả dấu thăng và dấu giáng. Bằng cách luyện âm giai trong
quãng ba, nó có thể giúp học sinh chú ý đến âm điệu khi đang chơi. Sau khi đã
quen với double-stops, bạn có thể mở rộng bài tập theo đoạn nhạc dưới đây:
Tiếp đó, luyện các
thang âm tương tự như thế trên dây D(Rê) và A(La) với gam Sol trưởng; trên dây
A(La) và E(Mi) với gam Rê trưởng. Không thay đổi ngón bấm và thường xuyên chú ý
đến âm điệu và sự thay đổi vị trí ngón bấm
.
.
Cũng giống như chơi từng
nốt nhạc, khi chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trong thang âm của quãng ba
cần không gây ra tiếng động mà ngón tay vẫn lướt nhanh. Chỉ có một cách để làm
được điều này đó là giữ ngón số 2, số 4 đúng vị trí và ấn ngón số 1, số 3 càng
sát càng tốt với hai ngón kia và di chuyển nhanh tới vị trí bấm thứ 3.
Khi lùi,
ngón số 1 và số 3 nên giữ nguyên vị trí - càng gần càng tốt với ngón số 2 và số
để khi quay trở lại vị trí bấm thứ nhất, chúng sẽ rơi nhanh vào vị trí khi ngón
số 1 và số 3 đang nhấc lên.
II
ÂM GIAI TRONG QUÃNG BỐN
Tôi thường tự hỏi tại
sao các nhà nghiên cứu, biên soạn " kỹ thuật” chơi đàn vĩ cầm có rất nhiều
bài tập luyện âm nhưng hầu như lại bỏ qua âm giai trong quãng bốn.
Đối với các nghệ sĩ
violin thì âm giai trong quãng bốn đúng không có nhiều thực hành kỹ thuật. Thỉnh
thoảng chúng ta gặp nó trong nhạc thính phòng, dàn nhạc hay bản độc tấu violin.
Âm giai trong quãng bốn đúng không thường được mở rộng sang các thể loại khác. Tuy
nhiên nó vẫn cần sự chú ý và luyện tập nghiêm túc của người chơi violin vậy tại
sao nó lại bị bỏ qua? Có phải vì chơi liên tiếp quãng bốn có âm điệu không dễ
nghe? Hay vì nó không đúng theo quy luật hòa âm? Nhưng dù sao âm giai trong
quãng bốn là một bài tập rất hữu ích.
Các bài luyện quãng bốn
giảm với các điệu khác nhau và giọng thứ nên được thực hiện giống như tôi đã hướng
dẫn ở trên. Học sinh chắc chắn sẽ cảm thấy khó khăn hơn khi chơi âm giai trong
quãng bốn đúng so với âm giai trong quãng ba và sau ... Mặt khác, nếu bạn
chuyên tâm vào luyện tập nó thì sau này sẽ thấy dễ dàng hơn khi tập flageolets
( còn gọi là artificial harmonics), hầu hết đều dựa trên quãng bốn để tạo ra những
âm điệu hoàn hảo và giống như tiếng sáo.
Tôi quan sát thấy rất
nhiều sinh viên, thậm chí cả những người có trình độ kỹ thuật cao đều cảm thấy
rất khó để chơi hòa âm. Họ chăm sóc cây đàn bằng cách giữ chúng trong hộp, bôi nhựa
thông lên cây vĩ…và tiếng đàn vẫn không thể hòa hợp với nhau. Sau đó, rất khó để
hiểu được những thất bại đó, họ mất kiên nhẫn và bỏ qua nó. Tới những bài tập
khác họ lại gặp thất bại tương tự.
Trong những trường hợp
như vậy, tôi luôn khuyên học sinh luyện tập âm giai trong quãng bốn theo đúng
phương pháp, đặc biệt chú ý đến vị trí của ngón số 4. Ngoài ra không hoàn toàn cần
thiết đặt cây vĩ nằm hẳn lên trên dây đàn nhưng vẫn đủ để tạo ra tiếng đàn. Cách
thức này giúp giải quyết những vấn đề trên. Còn câu hỏi vì sao nhiều nghệ sĩ
violin lại bỏ qua âm giai trong quãng bốn tôi trông đợi vào câu trả lời ở các
nhà nghiên cứu, biên dịch sách trong tương lai.
III
ÂM GIAI TRONG QUÃNG SÁU
Trong khi luyện âm giai
ở quãng sáu tăng và giảm, tôi nói học sinh giữ ngón tay ở nguyên vị trí của nó
– hết mức có thể. Vì nếu ngón tay này chuyển động sẽ làm cho những ngón còn lại
nhấc lên khiến mọi thứ sẽ bị phá hỏng bởi âm thanh phát ra từ sự rung động của
dây buông. Hệ quả là bạn sẽ không thể chơi được đoạn nhạc legato nào trong
quãng sáu. Nhưng ngược lại, ngón tay được giữ đúng chỗ giúp cho tất cả các âm
giai được kết nối với nhau tùy vào điểm mà người chơi có thể tự quyết định. Khi
chọn các bài luyện ngón, bạn hãy lựa chọn theo sở thích và nhu cầu phù hợp với
cá nhân mình. Nghệ sĩ violin trẻ tuổi có thể tìm hiểu trong cuốn Scale Studies in Double Stops của Alexander Bloch và
tập 2 - cuốn H.Schradieck’s School of Technique,
cùng những tài liệu hướng dẫn khác.
IV
QUÃNG TÁM THƯỜNG –
SIMPLE OCTAVES
(Ngón tay số 1 và số 4)
Phần lớn học sinh violon
nhận thấy rằng rất khó khăn để chơi quãng tám (với ngón số 1 và số 4) với một
âm điệu thực sự rõ nét. Tuy nhiên, đây là một quãng nhạc phổ biến trong tất cả
các thể loại âm nhạc do vậy nó là một phần không thể thiếu của kỹ thuật đàn violin.
Đôi khi ngón số 1 bị lệch khỏi vị trí, thậm chí trên thực tế nó thường thất bại
khị thực hiện nhiệm vụ của mình. Thỉnh thoảng ngón tay số 4 làm quá trình luyện
tập bị gián đoạn hoặc cả hai ngón tay chuyển động không dứt khoát khiến học
sinh do dự không biết là nên tiến hay lùi, kết thúc đoạn nhạc với quãng bảy hoặc
quãng chín, và không biết rằng mình vừa chơi hai
quãng vừa rồi thay cho quãng tám.
Để khắc phục những khó
khăn khi chơi quãng tám, tôi khuyên học sinh nên tập trung chú ý vào ngón tay số
1 và không để ý đến ngón số 4. Trong khi họ thường có thói quen hoàn toàn ngược
lại và kết quả là âm điệu luôn luôn không rõ ràng. Khi học sinh của tôi luyện
quãng tám theo cách như vậy mặc dù cả hai ngón tay (số 1và số 4) được đặt đúng
vị trí, vĩ chỉ chạm vào dây thấp hơn (ngón số 1), cùng lúc ngón số 4 lặng lẽ di
chuyển một cách chính xác theo kiểu “sao chép” các chuyển động của ngón số 1.Theo
cách này toàn bộ sự chú ý của học sinh được tập trung vào ngón số 1. Nó cần thiết
vì ngón số 1 sẽ định hướng cho ngón số 4 – tránh những chuyển động không khớp
nhau.
Để tránh những âm thanh
khó nghe “ như tiếng mèo gào” khi thực hiện động tác glissando (vuốt) từ một nốt này sang nốt kia thì hai ngón tay không
cần phải di chuyển với nhịp độ quá nhanh hoặc chậm. Nhìn chung, vấn đề nằm ở sự
thay đổi vị trí bấm dẫn đến sự thay đổi của âm thanh nên dù bạn bấm từng nốt
hay bấm hai nốt cùng một lúc (double stops) thì cũng cần sự chính xác giống như
cách thực hiện trên bàn phím piano trên cả bản nhạc. Chỉ như vậy bạn mới trở
thành một nghệ sĩ chuyên nghiệp.
MUỐI lược dịch từ cuốn VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT
No comments:
Post a Comment