Wednesday, 29 March 2017

CHƠI VIOLIN NHƯ TÔI ĐÃ DẠY – VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT – Cách luyện tập (PHẦN 3)

 CHƯƠNG III
CÁCH LUYỆN TẬP

Những sinh viên trẻ, mặc dù nhận được rất nhiều lời khuyên thì họ thường vẫn không nhận thức được tầm quan của nó để áp dụng vào quá trình làm việc cũng như cách thức luyện tập sẽ ảnh hưởng đến tương lai như thế nào?


Không còn nghi ngờ gì về việc tiến trình luyện tập của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào sự hướng dẫn, giảng dạy đúng cách và khả năng của bản thân – cái mà phù hợp với bất cứ tài năng nào mà anh ta có hay bất cứ kỹ năng nào mà anh ta có thể thể hiện - để tận dụng được lời khuyên của thầy giáo. Tuy nhiên, yếu tố thiết yếu là anh ta cần nuôi dưỡng thói quen tự quan sát, và hơn hết là tự làm chủ và kiểm soát những nỗ lực của chính mình. Vì đó là lao động tinh thần -  nguồn năng lượng thực sự của mọi tiến bộ.

Học sinh trẻ có xu hướng bị cuốn theo sự thôi thúc thực hiện một đoạn nhạc có nhịp điệu nhanh, chìm trong sự hài lòng tuyệt đối với tốc độ ngón tay của mình. Điều này làm cho anh ta không thể nghe kịp theo từng nốt nhạc hay âm điệu mà mình đang chơi. Dẫn tới việc không phân biệt được những âm điệu chưa đúng; sự không hòa hợp, chưa đều trong dòng nhịp chơi nhanh. Tất nhiên cũng không thể biết được nốt nhạc hay âm sắc chuẩn dù cho từng nốt nhạc đã được chơi rõ ràng. Từ đó dẫn tới sự di chuyển sai của các ngón tay. Những nghệ sĩ trẻ tuổi có thể trả lời được mọi câu hỏi, song than ôi! Thói quen tập luyện quá nhanh - khiến họ mất hết sự lưu tâm khi cần thiết. Nhưng họ cần nhớ rằng thính giả có thể nghe và nhận xét một cách vô tư.

Tôi hoàn toàn tin tưởng - và luôn luôn nói với các học sinh của mình điều này:  khi thực hành mà không tự quan sát và phê bình chính mình thì họ khó phát triển và hoàn thiện các lỗi khi chơi, tệ hơn là sự lãng phí thời gian. Tôi có một học trò, tuy có mục tiêu tốt nhưng lại trở thành nạn nhân của sự kích động thần kinh ngay khi anh ta cầm violin,  hoàn toàn không thể kiểm soát được tốc độ chơi quá. Những người như vậy không bao giờ được sinh ra để trở thành nghệ sĩ chơi hòa nhạc. Những nghệ sĩ violin, mặc dù có tài năng trời phú thì vẫn có những hạn chế. Khi đã đạt đến tới hạn của khả năng mà họ không có phương pháp thì tương lai sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Anh ta tạm dừng lại giống như một người đang bơi đấu tranh chống lại dòng nước chảy, họ có thể lắc đầu, đẩy mình xuống dưới dòng nước với tất cả sức lực để rồi ngoi lại ngoi lên trên mặt nước, và anh ta trong mọi nỗ lực để đạt được tiến bộ thì năng lực vẫn thế, hầu như vị trí không có sự thay đổi. Khó khăn cũng giống như dòng thủy triều quá mạnh với người bơi. Người chơi thuộc kiểu này chiếm phần lớn trong quân đội của những người "không được biết tới biết" hoặc "không được công nhận". Nếu họ đủ khôn ngoan để thừa nhận và chấp nhận những hạn chế của bản thân , họ sẽ trở thành những người chơi xuất sắc trong dàn nhạc. Nhiều người trong số họ tuy cống hiến mình cho giảng dạy nhưng thường không thích nghi được với công việc.

Hình dạng và cấu tạo của bàn tay trái cũng là nguyên nhân giải của việc một số lượng lớn người không thành công trong khi có những tài năng thiên bẩm khác. Tôi đã gặp những trường hợp này ở Nga, nơi có những sinh viên trẻ đến từ nước ngoài, khờ khạo nghe theo hướng dẫn của giáo viên đã luyện tập từ tám đến mười giờ một ngày với hy vọng vô ích để cải thiện kỹ thuật của mình và - vì luyện tập quá mức nên gần như không thể di chuyển ngón tay của mình.

Tuy nhiên, ngay cả một chuyên gia cũng không thể đoán trước được một bàn tay cá biệt có thể phát triển đến mức nào. Chúng ta không thể xác định và thiết lập một cách chính xác được tất cả mối tương quan giữa các cơ và phản ứng của chúng với nhau, cũng như sự hoạt động phức tạp của các dây thần kinh ở ngón tay. Làm thế nào giải thích, so sánh được các vấn đề về hai bàn tay của hai người khác nhau dù bề ngoài có vẻ giống nhau về kích thước: những ngón tay dài và mạnh mẽ trên hai bàn tay có sự khác biệt hoàn toàn trong di chuyển? Kinh nghiệm cho thấy ngón tay cần phải hoạt động liên tục để duy trì sự linh hoạt và dẻo dai. Nhưng một số ngón tay lại không luyện tập trong nhiều tuần lại chỉ cần khởi động một thời gian ngắn là có được sự nhanh nhẹn và sẵn sàng thực hiện đầy đủ mọi chức năng vốn có. Không thể giải thích cụ thể trường hợp khi một số nghệ sĩ nổi tiếng nhất định phải luyện tập liên tục để duy trì trạng thái tốt, trong khi những nghệ sĩ khác có thể tận hưởng và cho phép mình có một khoảng thời gian dài không động vào bất kỳ một nhạc cụ nào hết.

Sarasate - nghệ sĩ violin từng nói với tôi rằng anh ấy không tập luyện gì cả trong suốt mùa hè. Davidoff - nghệ sĩ cello vĩ đại nhất trong thời đại ông, giám đốc Nhạc viện Petrograd từ 1880-1890 (nơi chính tôi là trưởng khoa violin) và là người mà tôi đã chơi cùng trong nhóm tứ tấu (2 violin, 1 viola và 1 cello) hơn hai mươi năm qua, cây đàn Stradivarius của ông luôn nằm trong két sắt vào mùa hè. Ông chỉ mang nó ra cho đến khi chúng tôi gặp nhau trong lần tập luyện tứ tấu đầu tiên vào mùa thu sau đó, và ông ấy không dùng nhạc cụ nào trong suốt thời gian đó. Joachim thì ngược lại, luyện tập rất nhiều trong suốt chuyến lưu diễn, anh đã chơi trong một phòng riêng trên xe lửa. Tôi không thể nói anh ta thấy cần duy trì thói quen cho những ngón tay hay vì anh ấy quá lo lắng. Khi giảng dạy, anh luôn luôn cầm chiếc đàn Stradivarius trong tay, minh họa cho học sinh bằng cách tự chơi, từ đó học trò luôn học hỏi được nhiều từ những ví dụ minh họa của ông.

Sarasate

Tay tôi rất yếu và cấu tạo của nó còn nhiều hạn chế đến nỗi khi tôi không chơi violon trong vài ngày liên tiếp, sau đó cầm đàn, tôi cảm thấy như thể tôi mất đi hết toàn bộ khả năng chơi. Tôi không thể  nói rằng tay cầm vĩ hay tay bấm nốt bị suy yếu nhiều hơn.

Những gì tôi trình bày ở trên để nhắn nhủ rằng mỗi nghệ sĩ đều tuyệt trong sự khác biệt của họ. Mỗi người đều có những đặc thù riêng, và không ai nên cố gắng bắt chước ai trong số họ một cách mù quáng. Thay vào đó bạn phải dõi theo các nghệ sĩ này và sử dụng bất cứ điều gì có thể học tập theo nhu cầu cá nhân của mình. Trên thực tế, khi một nghệ sĩ nổi tiếng nhấn mạnh một số khiếm khuyết nhỏ hoặc nét đặc biệt của mình trong phong cách chơi thì sinh viên trẻ thường áp dụng tất cả mọi thứ không cần thiết với sự mơ hồ và tin rằng khi làm như vậy họ sẽ nắm được bản chất của một nghệ sĩ thiên tài. Dĩ nhiên sự bắt chước này sẽ dễ dàng hơn khi theo đuổi những phẩm chất cốt lõi để làm nên cá tính thực sự của một nghệ sĩ.

Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn các vấn đề chung này ở các phương pháp luyện tập cụ thể. Trong mọi giờ thực hành, một điều áp dụng cho người chơi khá tốt cũng như người mới bắt đầu là không bao giờ bỏ qua giờ giải lao. Lời khuyên của tôi - dựa trên kinh nghiệm của nhiều năm - không bao giờ chơi liên tục quá ba mươi đến 40 phút, nghỉ ngơi và thư giãn ít nhất mười hoặc mười lăm phút trước khi bắt đầu luyện tập lại. Nếu bạn làm theo cách này thì tôi muốn nhấn mạnh lại giá trị mà nó mang lại là bạn có thể thực hành được từ bốn đến năm giờ mỗi ngày, thậm chí tới sáu hoặc bảy giờ mỗi ngày.

                              MUỐI lược dịch từ cuốn VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT


No comments:

Post a Comment

Người Theo Dõi