Sunday 19 March 2017

CHƠI VIOLIN NHƯ TÔI ĐÃ DẠY – VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT – Cách giữ violin (PHẦN 2)

CHƯƠNG II
CÁCH GIỮ VIOLIN

I. VIOLIN

Không thể không đánh giá cao tầm quan trọng tiến trình luyện tập lâu dài những điều căn bản từ những bậc thầy violin. Những thói quen được hình thành trong gian đoạn đầu tiên có thể tốt hoặc xấu đi và ảnh hưởng tới toàn bộ sự phát triển sau đó của người học. Sự  khởi đầu của bất kì ai học violin đó là làm quen với những vấn đề đơn giản như cách để cầm, giữ nhạc cụ... Bạn không thể thành thạo bất kì nhạc cụ nào sau một quá trình luyện tập nếu không có được phương pháp học đúng đắn, chính xác ở ngay giai đoạn đầu tiên đặc biệt là học violin. Và, tư thế sử dụng đúng nhạc cụ chính là điều kiện trước hết để bạn vươn xa hơn trong tương lai. Một giáo viên violin cần biết lưu tâm, chú ý đến điều này.

Đối với cách cầm, giữ violin thì điều đầu tiên cần nhớ là nên giữ đàn ở vị trí sao cho mắt được cố định khi nhìn đàn; tay trái đặt phía dưới đàn đồng thời đẩy, vươn về phía trước sao cho ngón tay thẳng, vuông góc để đầu ngón tay khi bấm nốt trên dây đàn được thoải mái và chắc chắn.

Điều quan trọng thứ hai: tránh đặt violin lên trên vai, hay ngược lại để vai nằm dưới đàn. Đặt một miếng nệm (gối đàn) phía dưới mặt sau của đàn, nó sẽ giúp đàn tựa chắc vào hõm cằm. Đó là một thói quen xấu mà những người mới lên chút ý tránh, nó không chỉ làm sai toàn bộ tư thế mà hơn thế nữa : chúng làm người chơi mất ít nhất một phần ba của toàn bộ giai điệu.

Đối với tựa cằm, được sử dụng dành cho riêng cổ, giúp cho người chơi dễ dàng giữ đàn mà không cần mất nhiều sức. Bạn có thể tạm dừng nghỉ khi áp sát chúng vào vai, nơi có một miếng nệm ở phía sau thân đàn,  điều đó không gây ảnh hưởng gì tới âm sắc của dây đàn.

Giữ đàn ở tư thế thích hợp để tạo sự vững chắc cho tay có thể tự do di chuyển ở mọi vị trí. Nó sẽ thuận lợi hơn khi cánh tay trái tiến một chút về phía trước ngực. Cố gắng giảm khoảng cách giữa hai cách tay, đưa chúng lại với nhau bằng cách nghiêng một chút cơ thể sang bên trái, nhưng để tay trái tiến nhẹ và nghỉ ngơi ở phía trước người. Đầu tiên bạn sẽ thấy khó khăn để nâng giữ violin mà không có tay giữ, nhưng sau một thời gian sẽ quen dần. Bạn sẽ thấy lực giữ tăng lên khi giữ đàn cao hơn so với vai.
Nếu có bất kì câu hỏi nào về lợi thế của việc giữ đàn ở thế tay cao thì học sinh có thể tự rút ra kết luận cho mình bằng cách quan sát các nghệ sĩ biểu diễn. Nếu xem những nghệ sĩ violin vĩ đại biểu diễn công khai, chúng ta sẽ khám phá ra rằng đa số họ giữ đàn ở thế tay cao, đặc biệt khi chơi ở dây sol (G), bằng cách đó sẽ tạo ra độ rung cho nhạc cụ và độ rung cho dây đàn ( sự rung này không phải được tạo ra bằng tay), nó tương đương với âm thanh được tạo ra khi dây vĩ chạm vào dây đàn.

II
VỊ TRÍ CỦA NGÓN TAY CÁI

Ngón tay cái không nên duỗi rộng ra khỏi bàn phím (fingerboard) để có thể chơi dây sol(G). Cố gắng giữ ngón cái đẩy nhiều về phía trước theo hướng của ngón 2 và ngón 3, nó sẽ giúp bàn tay trái thuận tiện di chuyển khi được nới rộng.

Cách kiểm tra tư thế này: ngón 2 bấm nốt Fa (F) trên dây Rê (D) ở vị trí đầu tiên – đặt ngón cái đối diện ngón 2 trên cùng một đường thẳng.

Tránh đặt sai ngón tay ở vị ví đầu tiên ( bao giờ nó cũng khó xác định nhất), đồng thời giữ chúng ở tư thế chắc chắn nhưng không ấn phím quá mạnh. Bốn ngón theo thứ tự từ ngón trỏ là số 1, ngón giữ là số 2, ngón áp út là số 3 và ngón út là số 4 bấm trên 4 dây có kí hiệu lần lượt ( Số ngón-Nốt-Dây): Số 1 bấm nốt Fa (F) trên dây Mi (E) / kí hiệu : 1-F-E.s;  2-C-A.s;  3-G-D.s;  4-D-G.s



Không nhấc ngón tay khỏi vị trí trên cho đến khi cả 4 ngón đặt vào đúng vị trí như hướng dẫn trên. Sau đó, luyện tập riêng cho từng ngón bằng cách nhấc nó lên và đặt lại vào vị trí cũ liên tiếp nhiều lần theo thứ tự : ngón 2 – ngón 4 – ngón 1 – ngón 3. Bài luyện tập này nên thực hiện khi các ngón tay không chạm vào vào dây đàn. Thực hành đều đặn nó sẽ đem lại 2 tác dụng: tính chính xác cao của ngón tay khi bấm nốt đặc biết là với ngón cái và tăng cường sự mạnh mẽ, dẻo dai cho các ngón.

III
THE BOW

Khi tôi nói rằng bàn tay (phải) nên hạ xuống – hay đúng hơn là cổ tay nên được thả lỏng khi cầm vĩ – theo tự nhiên là các ngón tay sẽ tự rơi vào các vị trí cần thiết. Tôi đang nói theo kinh nghiệm cá nhân của bản thân. Chính tôi tự nhận thấy không có một quy tắc chính xác và một quy luật nào có thể đặt ra để chỉ rằng kiểu ngón tay của người này hay người kia nên cầm, ấn trên thân của thanh vĩ ra sao để tạo ra một hiệu ứng nào đó. Nhiều bài viết khác cũng không có được một câu trả lời rõ ràng. Tôi đã tự tìm câu trả lời mang tính kinh nghiệm bản thân, dựa trên quy luật vật lý của cơ thể và tinh thần mà không thể giải thích bằng toán học. Chỉ khi sự thử nghiệm được lặp đi lặp lại, người chơi mới khám phá ra cách tốt nhất để sử dụng hiệu quả ngón tay của mình.
Joachim, Wieniawski, Sarasate và nhiều người khác - họ đều là những nghệ sĩ vĩ cầm vĩ đại ở cuối thế kỷ qua - đều có cách cầm vĩ riêng vì mỗi người đều có hình dáng và kích thước của cánh tay, cơ và ngón tay khác nhau. Ví dụ, Joachim cầm vĩ  bằng ngón tay thứ hai, thứ ba và thứ tư của mình (trừ ngón tay cái),ngón tay thứ nhất thường để trong không khí. Ngược lại, Ysaye giữ vĩ với ba ngón tay đầu tiên của mình, ngón út nâng lên trong không khí. Sarasate lại dùng tất cả các ngón tay của mình đặt lên vĩ, điều đó đã không ngăn cản ông tự do di chuyển, kéo những âm điệu  nhẹ nhàng, uyển chuyển trong những đoạn chuyển tiếp. Thực tế duy nhất và chắc chắn là âm thanh tạo ra khi kéo vĩ nhờ các nghệ sĩ này chỉ sử dụng lực ở cổ tay, không bao giờ được sử dụng cánh tay cho mục đích đó. Tuy nhiên, lực ở cổ tay hay lực ở ngón tay được các nghệ sĩ sử dụng linh hoạt - nhiều hay ít ở một thời điểm nhất định – khi họ muốn tạo thêm sự ấn tượng, sắc nét và chi tiết ở một hay nhiều nốt nhạc– đây cũng là một giải pháp có nhiều khó khăn.


Ngẫu nhiên, chúng ta có thể quan sát các nguyên do và hiệu ứng tương tự trong kỹ thuật kéo vĩ từ các nghệ sĩ thời nay. Họ có thể không có điểm gì chung cả về tài năng  hay tính cách tuy nhiên, thực tế  mỗi người trong số họ đều tạo ra những giai điệu hay theo cách riêng. Có giai điệu trầm vang hơn, có giai điệu trong trẻo hơn…nhưng tất cả đều làm say mê người nghe. Không cần phải quá chú tâm để bạn nhận ra những âm thanh tuyệt vời đó. Điều duy nhất có thể nói với các nghệ sĩ trẻ tuổi rằng : "Hát, hát trên đàn violin của bạn! Đây là cách duy nhất để âm thanh của bạn được chấp nhận bởi người nghe."

MUỐI lược dịch từ cuốn VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT

No comments:

Post a Comment

Người Theo Dõi