Monday, 13 March 2017

CHƠI VIOLIN NHƯ TÔI ĐÃ DẠY – VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT (PHẦN 1)

Tác giả của cuốn Chơi violin như tôi đã dạy l à Leopold Auer. Ông sinh ngày 7 tháng 6 năm 1845 trong một gia đình người Do Thái- mất ngày 15 tháng 7, 1930. Auer  là một nghệ sĩ violin người Hungary,  học giả, nhạc trưởng và nhà soạn nhạc, nhưng được biết đến nhiều với vai trò là một giáo viên dạy violin và khả năng tìm kiếm những sinh viên có tài năng.

Leopold Auer


Leopold Auer  là tác giả của 3 cuốn sách Violin Playing As I Teach It (1921), My Long Life in Music (1923), and Violin Master Works and Their Interpretation (1925). Violin 24h sẽ lược dịch những phần quan trọng trong cuốn thứ nhất là Chơi violin như tôi đã dạy - Violin Playing As I Teach It.

LỜI TỰA

Trong những trang sau tôi đã cố gắng làm tốt nhất có thể là đưa tới giáo viên và học sinh những kiến thức thiết thực nhất qua những gì tôi đã học được trong cuộc đời cống hiến chơi và giảng dạy violin.Tôi không chỉ cố gắng làm rõ những ý kiến và góc nhìn liên quan đến nghệ thuật mà còn giải thích chi tiết, chuyên nghiệp đúng theo cách mà tôi đã dạy học trò. Trong hi vọng và sự tin tưởng, tôi mong cuốn sách này sẽ giúp ích cho những học sinh có đam mê đang cố gắng trở thành bậc thầy của một loại nhạc cụ tuyệt vời – violin.

Với gần 60 năm kinh nghiệm, tôi như một nghệ sĩ truyền cảm hứng của nghệ thuật kéo vĩ cầm. Lời khuyên hay những kết luận của tôi đề là kết quả từ thực tiễn, chúng được kiểm nghiệm bởi quá trình thực hành và quan sát tỉ mỉ.

Tôi không phải là một nhà văn, tôi chỉ là một nghệ sĩ violin. Lời biện minh cho sự thiếu sót của tôi trong tập sách này là tôi viết nó chỉ với một mục đích duy nhất là: mọi giáo viên và học sinh đều có thể tùy ý sử dụng để tham khảo, tìm hiểu những điều mà tôi đã mất cả đời để học.

New York, ngày 3 tháng 11, 1920.


GIỚI THIỆU

Trong lần xuất bản cuốn sách về nghệ thuật chơi violin, tôi không dám tuyên bố rằng nó là một sự khám phá mới lạ liên quan tới chủ đề này. Tôi chỉ đơn thuần đưa ra những ý kiến cá nhân, kết quả của những năm tháng chơi và dạy violin. Ba nghệ sĩ violin bậc thầy ở thế kỉ 19 là Baillot, De Bériot và Spohr đã lần đầu tiên đưa ra nguyên tắc cơ bản về nghệ thuật chơi violin. Nhiều người trong chúng ta ngày nay đã mở rộng và phát triển nó thành những lý thuyết dựa trên đó. Họ mở rộng lý thuyết chơi violin bao gồm cả phân tích cẩn thận những yếu tố vật lý trong nghệ thuật, xem xét những vấn đề từ góc nhìn “ quy luật khoa học tự nhiên” (physical), chứng minh các suy luận bằng cách phân tích cấu trúc của bàn tay và cánh tay chi tiết. Họ đã có thể chỉ cho chúng ta những tư thế chính xác nhất từ thực tế để rồi mình họa cách cầm vĩ, nơi ngón tay nên ấn trên thân vĩ (stick), tay trái nên cầm giữ violin ra sao… Vậy còn điều gì khác cần làm để hướng dẫn một cách thuận tiện, dễ hiểu cho học sinh?

Yếu tố cần thiết nhất để tuân thủ các nguyên lý giúp đạt được kết quả khi thực hành, mà phần lớn đã bị bỏ qua cho đến nay đó là Tinh thần. Nó có nghĩa là bạn không cần quá cố gắng, nỗ lực để sắp xếp được những điều quan trọng trong tâm trí, hoạt động của não bộ kiểm soát các ngón tay.

Những người quyết định cống hiến cuộc đời cho sự nghiệp âm nhạc - học chơi violin thường mắc phải một sai lầm rất lớn là chưa hiểu rõ về khả năng (sở trường) của bản thân, một yếu tố tự nhiên rất cần thiết. Và điều đó sẽ dẫn tới sự thất bại. Khả năng quan trọng nhất là sự CẢM THỤ ÂM THANH - một yếu tố mà nghệ sĩ nào cũng phải có. Một người không có khả năng này thì sẽ là sự lãng phí thời gian khi theo đuổi sự nghiệp âm nhạc. Tất nhiên vẫn có những người có khả năng cảm thụ sơ đẳng tốt nhưng chưa được phát huy – chúng sẽ được cải thiện nhanh chóng nếu tập trung vào đúng phương pháp , không ngừng quan sát kĩ quá trình luyện tập,  sau đó sự nhạy cảm của thính giác sẽ bắt đầu có.

Tiếp sau là câu hỏi rất quan trọng về cấu tạo tay, cơ, cánh tay, cổ tay, sự linh hoạt của các ngón tay. Sự phù hợp của bàn tay với các yêu cầu kĩ thuật là rất cần thiết để chơi nhạc cụ này. Có những học sinh có ngón tay rất to, mặc dù đó là một sự cản trở nhưng nhờ tài năng và chuyên cần tập luyện đã đạt được những âm điệu rất tuyệt. Ngón tay quá mềm, yếu, cong sẽ khó khăn khi thực hiện các giai điệu cần nhiều lực ấn lâu, mạnh. Ngón tay quá ngắn sẽ không di chuyển tới được những nốt nằm trong khoảng quãng tám và mười. Với những ngón tay vốn yếu từ bé chỉ có cách duy nhất là cố gắng luyện tập để cải thiện.

Bên cạnh những yêu cầu trên, người nhạc sĩ cần biết CẢM THỤ NHỊP ĐIỆU - thứ song hành cùng với khả năng cảm thụ âm thanh, nó là điều kiện không thể thiếu - Sine qua non ai cũng mong ước có được khi quyết định cống hiến cuộc đời cho âm nhạc. Những nhạc sĩ trẻ có năng khiếu thường rất nhạy bén để nhận ra sự khác biệt giữa cảm thụ âm thanh và cảm thụ nhịp điệu. Thêm một đặc tính thấy được ở những học sinh có triển vọng là tính tự chủ. Cái mà người Pháp gọi là Thái độ đối với nghề nghiệp ( L’esprit de son métier), tính chuyên nghiệp trước mọi vấn đề trong quá trình làm việc. Bằng trực giác, bản năng anh ta có khả năng thấu hiểu được mọi kĩ thuật từ góc nhìn nghệ thuật, dễ dàng lĩnh hội được mọi cung bậc, sắc thái cảm xúc trong âm nhạc.

Những cha mẹ bắt con tập luyện sớm thường thất khó nhận ra một vấn đề mang tính quyết định là mọi hành động của trẻ cần được dẫn lối bởi sự thôi thúc của trái tim (light – heartedly) để theo đuổi sự nghiệp âm nhạc và lựa chọn nhạc cụ mới cho chúng thành công.

Sự nổi tiếng của những nghệ sĩ vĩ đại ở hiện tại và trong quá khứ đã kích thích khát vọng của những đứa trẻ, khiến chúng từ chối nghe mọi lời khuyên của những người đi trước có kinh nghiệm về dự định đầy rủi ro, chúng kiên định và nuôi hi vọng về một tương lai sẽ thành công với nhạc cụ này. Hơn thế nữa phụ huynh rất bảo thủ, cố chấp và độc đoán khi lên kế hoạch cho con và theo đuổi mục tiêu đến cùng mà không dừng lại tự hỏi liệu nó có đáng để hi sinh toàn bộ tương lai của con cho chính tham vọng của mình. Họ cho con theo học các giáo viên được tán tụng ở châu Âu và nước Mĩ (trước chiến tranh châu Âu được ưa chuộng hơn). Nhiều người đã đến để hỏi ý kiến tôi đánh giá mức độ tài năng của những người chơi trẻ tuổi. Với kinh nghiệm giảng dạy, tôi có thể thẳng thắn nói rằng những người thiếu năng khiếu, đam mê âm nhạc hoặc có nhược điểm thể lý đều bị loại. Nhiều trường hợp sau đó đã phản đối quyết định của tôi, họ bất mãn và đi tìm lời cố vấn khác. Chỉ có vài lần là tôi có thể thuyết phục được phụ huynh dừng lại tham vọng áp lên con, cứu lấy một “ bậc thầy” trẻ tuổi khỏi thất bại bằng cách tìm một “Nghề” khác phù hợp với năng lực của bản thân.

Đa số những người mong ước trở thành nhạc sĩ, mặt nào đó họ có những năng khiếu riêng biệt, nhưng lại không hình dung tới những khó khăn sẽ phải trải qua, những áp lực tinh thần kéo dài, sự vỡ mộng trước khi rút ra được kinh nghiệm, trước khi họ có được sự thừa nhận. Những nhạc sĩ trẻ nhiều khát khao thường thất bại để nhận ra rằng phải mất rất rất nhiều năm cực khổ luyện tập trong khi đó họ cần phải có giáo viên tốt, được cung cấp đầy đủ những công cụ hỗ trợ, sau cùng là một sức khỏe tốt và sự kiên nhẫn tuyệt vời để vượt qua nhiều trở ngại khi lớn lên - trường thành, những cản trở thường đến từ con người.

Họ không biết rằng “THIÊN TÀI” chỉ là một lời hứa đầy triển vọng vụt lên nhưng sau đó sẽ là những tháng ngày khổ luyện dai dẳng. Cuộc đời của những nghệ sĩ vĩ đại chính là các ví dụ vô tận để chứng minh những gì tôi nói.

Muối lược dịch từ cuốn sách VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT


No comments:

Post a Comment

Người Theo Dõi