CHƯƠNG IX
HARMONICS
I
HÒA ÂM TỰ NHIÊN - NATURAL
HARMONICS
NATURAL HARMONIC – được
thực hiện khi dây đàn buông- hiện diện với số bốn trên mỗi chuỗi riêng của
violin. Ví dụ như trên dây G (Sol), chúng ta có:
Và tương tự, các these
harmonics có trên dây D (Rê), A (La) và E (Mi). Các ngón bấm được nêu ra ở ví dụ
trên và các ngón bấm khác có thể được sử dụng ở bất kì vị trí nào mà chúng có
khả năng chơi được bản ghi hài hoà tự nhiên.
HÒA ÂM NHÂN TẠO - ARTIFICIAL
HARMONICS
Artificial harmonics khó
chơi hơn so với natural harmonics vậy nên việc luyện tập nó một cách chi tiết
là cần thiết để có thể chơi và tạo ra hiệu ứng thực sự hài hòa. Muốn thành thạo
kỹ thuật này bạn phải tuân theo một quy luật: thực hiện một cách chậm rãi, chú
ý sao cho ngón bấm số 4 đặt đúng vị trí để tạo ra được giai điệu hài hòa (ngón
bấm số 1vẫn ở nguyên vị trí). Chỉ cần lệch vị trí một chút sẽ làm âm điệu không
chuẩn và dẫn mất đi sự hài hòa của giai điệu. Khi điều này xảy ra, người chơi
thường viện dẫn mọi lý do trong khi hầu hết các thất bại là tại ngón bấm số 4 hoặc
tại cả ngón bấm số 1 và số 4 đặt không đúng vị trị.
Hệ quả của việc ngón bấm
đặt sai vị trí còn rõ ràng và xấu hơn khi chơi một chuỗi hòa âm trong những phần
có giai điệu chậm hoặc nhanh hơn. Để giải quyết vấn đề này, trước hết học sinh
cần quay trở lại luyện tập quãng bốn đúng, để các ngón tay quen dần với âm điệu
chuẩn. Ví du như bài tập sau đây:
Và quay trở lại luyện tập
thang âm với các nốt thăng, giáng trong nhiều khóa nhạc. Và phải chắc chắn là sẽ luyện tập chăm chỉ đến khi ngón bấm số 4 tự
động rơi vào đúng mọi vị trí trong mọi khóa (điệu)ở quãng bốn đúng vì artificial
harmonics được chơi ở tất cả các giai điệu.
Đối với cây vĩ, khi bắt
đầu kéo cần thực hiện một cách khéo léo, không ấn mạnh và đột ngột để vĩ rơi
lên dây đàn. Điểm quan trọng nhất cần nhớ là các ngón bấm nên ở đúng vị trí trước
khi bắt đầu kéo vĩ. Bàn tay tự do di chuyển nhưng không cản trở sự chuyển động
của bất kỳ phần nào trên cây vĩ, sau đó bạn có thể bắt đầu khi bàn tay đã để
đúng tư thế.
Tôi sẽ thừa nhận rằng
đây là một bài luyện tập phức tạp, nhưng ai thực sự muốn trở thành một nghệ sĩ
violin chuyên nghiệp phải chấp nhận và cam kết cố gắng hết sức mình để đạt được
mục tiêu.
DOUBLE HARMONICS
Yêu cầu đầu tiên để có
thể chơi double harmonics là cần có ngón tay dài và một bàn tay to do khoảng
cách rộng giữa các quãng khác nhau và cần
bấm nốt trên các dây đàn khác nhau. Bên cạnh đó, bạn cần có và nuôi dưỡng cho
mình đôi tai nhạy âm đồng thời đạt được một trình độ nhất định trong kỹ năng kết
hợp ngón bấm ở các quãng khác nhau.
Artificial harmonics được
chia thành 3 nhóm khác nhau:
1.Các kiểu được hình
thành từ quãng ba trưởng.
2.Các kiểu được hình
thành từ quãng bốn đúng (đã được nói tới ở trên).
3. Các kiểu được hình
thành từ quãng năm đúng.
Ba quãng này, khi kết hợp
với natural harmonics sẽ tạo ra double
harmonics. Ví dụ sau cho thấy một artificial harmonics ở dạng đơn giản:
Có rất ít tài liệu đặc
biệt nghiên cứu và hướng dẫn phương pháp chơi double harmonics vì một lý do
chính là chúng rất hiếm khi được sử dụng (*). Bên cạnh đó, bạn cần một bàn tay
cùng các ngón tay dài để có thể chơi nó cũng như một tinh thần bền bỉ, dẻo dai để
chơi được tất cả các yêu cầu của bản nhạc mà đôi khi chúng bị bỏ qua. Tuy
nhiên, ngay cả khi bạn có năng khiếu và đôi bàn tay thích hợp để chơi violin
thì vẫn luôn có sự rủi ro khi chơi double harmonics trước công chúng. Đôi khi, điều
kiện thời tiết cũng làm ảnh hưởng đến sự hòa âm. Trong trường hợp đó, người ta
không thể tạo ra giai điệu của double harmonics mặc dù họ có tài năng và người
nghe sẽ ngạc nhiên khi không biết về nguyên nhân thực sự của màn biểu diễn tệ hại
này.
____________________
Chú thích(*): Tôi biết
có một luận văn đặc biệt nói tới hòa âm trong cuốn École
de Violon của Richard Hofmann (phần thứ ba hay thứ tư), được xuất bản
bởi Zimmermann ở Leipsic, châu Âu.
MUỐI lược dịch từ cuốn VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT
No comments:
Post a Comment