Friday 6 October 2017

CHƠI VIOLIN NHƯ TÔI ĐÃ DẠY – VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT – Chương X: SẮC THÁI

CHƯƠNG X 

SẮC THÁI - SỰ BIỂU LỘ LINH HỒN CỦA ĐOẠN NHẠC

Học sinh violin trung bình không quan tâm đến tầm quan trọng của sắc thái biểu cảm trong âm nhạc. Anh ta có khuynh hướng tin rằng nếu mình chơi đúng nốt nhạc, đúng nhịp điệu và thêm vào đó là sự nhịp nhàng thì sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu đối với một nghệ sĩ violin. Tuy nhiên, với quan điểm đó anh ta sẽ không bao giờ có hi vọng để trở thành một nghệ sĩ thực thụ khi đã bỏ qua sự nhạy cảm về âm nhạc, cái nhìn đầy đủ về các yếu tố để chơi violin với sự phong phú, đa dạng các của sắc thái có trong tiếng vĩ cầm. Nghiên cứu các bản tứ tấu, tam tấu. sonata và đặc biệt là các bản giao hưởng của Beethoven chúng ta sẽ khám phá thấy vô số các sắc thái khác nhau. Vị thiên tài âm nhạc này đã viết ra những bản nhạc phong phú, giàu màu sắc để dẫn lối tới mọi cung bậc cảm xúc của con người. Hơn thế nữa, ông đã sống một cuộc đời với nhiều đau khổ để sau đó mang vào âm nhạc dưới nhiều sắc thái. Chính Beethoven là người hiểu rõ rằng sự đơn điệu sẽ khiến âm nhạc trở lên nhàm chán và với tôi, ông là một nhà soạn nhạc thiên tài.

Tuy nhiên, những học sinh violin trẻ tuổi thường bận tâm về các khía cạnh của kĩ thuật nên quên rằng âm nhạc là nghệ thuật của cảm xúc - là cái gốc rễ để anh ta đến được với âm nhạc, tập luyện và trở thành một nghệ sĩ thực thụ. Những học sinh có mức chơi trung bình thường không chú ý tới sự khác biệt giữa một giai điệu êm dịu và một giai điệu rất nhẹ nhàng ( piano và pianissimo) - để tạo ra sự khác biệt rõ nét giữa những đoạn chơi mạnh, đoạn chơi cực mạnh và giọng nữ trung. Và trên hết anh ta sẽ bỏ qua giá trị của những đoạn nhạc được chơi mạnh dần hoặc chơi nhẹ dần cần phải thực hiện từ từ, từng chút một. Với lối suy nghĩ đó, anh ta tiếp tục chơi "crescendo" (mạnh dần) theo kiểu "to hơn" và "diminuendo" theo kiểu "dịu nhẹ hơn" trong khi các sắc thái nên được chuyển dần từ "fortissimo"(êm dịu) xuống "pianissimo"(rất nhẹ nhàng). Ngoài ra người chơi cần tự linh động các kĩ thuật kéo vĩ. Đôi khi chơi một đoạn nhạc mạnh dần có thể dẫn tới một giai điệu du dương đầy bất ngờ đó là kiểu chơi "forte-piano" - đây là điều không thể thiếu trong một vở nhạc hay. Tôi tin rằng những điểm nhấn này cần được chơi hòa hợp với nét đặc trưng của bản nhạc và người nghệ sĩ violin nên giống như một nhạc trưởng - người sẽ có góc nhìn tổng quát để mọi nhịp vĩ đều hòa quyện, hài hòa với nhau. Sự đơn điệu là cái chết của âm nhạc. Sắc thái chính là thuốc giải độc cho sự đơn điệu đó. Berlioz từng nói " Violin có khả năng tạo ra một loạt sắc thái biểu cảm khác nhau. Nó mang trong mình sức mạnh tổng hợp, sự nhẹ nhàng và uyển chuyển, tiếng u sầu và vui tươi, sự trầm ngâm và niềm đam mê. Điều duy nhất là làm sao để vĩ cầm biết nói."


" Làm cho vĩ cầm biết nói" - bạn có thể đưa mọi cảm xúc lên dây đàn nếu bạn có khả năng liên tưởng cảm giác để chuyển cảm xúc thành những các thức biểu đạt sắc thái trên tiếng đàn. Và để cho người chơi violin không bao giờ quên được những khoảnh khắc tuyệt vời của rất nhiều cung bậc cảm xúc mà vĩ cầm mang tới bạn không chỉ phải chú tâm vào việc khổ luyện các kĩ thuật để chúng trở nên hoàn hảo. Điều đó sẽ gần như trở lên vô nghĩa nếu thiếu đi linh hồn, cảm xúc: và tất nhiên bạn chỉ có thể truyền tải linh hồn âm nhạc của mình tới người nghe thông qua các sắc thái.

Người chơi violin thường dựa vào 3 khía cạnh chính cho biểu cảm sắc thái của mình. Đầu tiên chúng ta xét tới vai trò của động lực học trong quá trình chơi. Động lực học (Dynamics) hiểu như là " khoa học về cường độ" trong âm nhạc, nó là một hệ thống lý thuyết nhằm giải thích các mức độ âm lượng và tính chất của âm điệu.

Âm sắc (Timbre) là nét đặc trưng của giai điệu, đây cũng là một yếu tố khác của sắc thái mà học sinh cần phải rèn luyện. Bốn dây đàn đều có âm sắc đặc biệt riêng. Một ví dụ điển hình cho việc sáng tạo khi tận dụng những sắc thái riêng trên dây G (Sol) trong bản Aria for the G string của J. S. Bach được thực hiện bởi Wilhelmj.Sự tinh tế trong thay đổi âm sắc mang lại niềm vui thích, hài lòng cho người nghe cũng giống như sự phối màu hài hòa trên một bức tranh làm say đắm người xem. Âm sắc của mỗi giai điệu từ bất kì một nghệ sĩ vĩ cầm vĩ đại nào cũng giống như những bức tranh không phai màu theo thời gian của họa sĩ Corot hay Meissonier.

Nhịp độ (Tempo) là yếu tố thứ 3 của tìm hiểu về khái niệm cơ bản của sắc thái. Người chơi thường có xu hướng bỏ những dấu hiệu khác biệt về tốc độ kéo vĩ. Có thể họ phân biệt được rất rõ ràng giữa cực chậm (largo) và rất nhanh (presto); giữa nhịp chậm rãi, khoan thai (adagio) và nhịp nhanh (allegro) nhưng hầu như lại bỏ qua hàng trăm chuyển động sắc thái chậm hay nhanh ở giữa các thái cực. Người chơi cần biết tới sự đa dạng và ý nghĩa của nhịp độ.

CÁCH PHÂN NHỊP

Mọi tiếng đàn đều cần có nhịp điệu, sự hòa âm để lôi cuốn người nghe rằng đó là âm nhạc chứ không chỉ là âm thanh đơn thuần. Cách phân nhịp được sử dụng trong violin là một nghệ thuật để tạo nên những đoạn - khúc nhạc được biến tấu theo muôn hình vạn trạng. Mỗi phân nhịp trên violin được hài hòa tự nhiện là nó giống như một câu - giai điệu (a melody-sentence). Nó có thể dài tới hai, bốn, sáu, tám nhịp hoặc thậm chí là dài hơn, điều quan trọng là nó không bị ngắt quãng đồng thời có sự liền mạch, hài hòa khi thể hiện cảm xúc của nhà soạn nhạc.

Bên cạnh đó, người chơi violin cần nhớ rằng từng phân nhịp (câu nhạc) cũng giống như một câu văn trong một cuốn sách - nó chỉ là một phần trong toàn bộ giai điệu của bản nhạc. Điều đầu tiên cần làm khi bắt đầu nghiên cứu một tác phẩm mới là cố gắng nắm bắt được ý tưởng của toàn bộ tác phẩm - có được một ý niệm rõ ràng về cấu trúc chung của nó đồng thời mối quan hệ giữa những đoạn nhịp trước khi kết nối chúng lại.

Nhìn từ góc độ kĩ thuật thì phân nhịp cần chơi đúng vĩ và ngón bấm. Nhưng dưới góc nhìn nghệ thuật thì phân nhịp là một ứng dụng rất cụ thể của sắc thái giúp thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc mang tính "cá nhân" của người chơi.Khi tiếng đàn cất lên vấn đề không nằm ở chỗ cần chơi đúng nốt nhạc, đúng nhịp điệu. Cùng một đoạn nhạc nhưng mỗi nghệ sĩ sẽ có cách diễn đạt khác nhau, thoáng nghe bạn có thể thấy giống nhưng luôn luôn có những sự khác biệt rất tinh tế về trình độ, phong cách chơi, cảm hứng khí kéo vĩ...


Đối với những nghệ sĩ trẻ chưa rõ về tiếng đàn của chính mình thì tôi thường khuyên: "Lắng nghe tiếng đàn của chính mình. Hãy để bản năng, cảm nhận âm nhạc của chính mình phản ứng và đưa ra nhận xét ". Tất nhiên năng khiếu cảm nhận âm nhạc cần song hành với kĩ thuật chơi nếu không bạn vẫn sẽ gặp thất bại trong ứng dụng thực tiễn. 

( Để cảm nhận thêm về sự đa dạng của sắc thái trong phong cách biểu diễn của người nghệ sĩ bạn có thể lắng nghe những bản thu khác nhau cho tác phẩm: Aria for the G string của J. S. Bach)

1.Jascha Heifetz
2. Stokowski
3. Leonid Levin
 4. Sarah Chang
5.Kyung-Wha Chung

                             MUỐI lược dịch từ cuốn VIOLIN PLAYING AS I TEACH IT

2 comments:

  1. chào bạn tôi rất muốn cho con gái 4 tuổi học violin. theo bạn 4 tuổi thì học có sớm ko ? liệu cháu tiếp thu đc ko. nếu học đc thì bạn có thể sắp sếp dạy ở khu vục nội bài ko? cảm ơn ban

    ReplyDelete
    Replies
    1. Rất nhiều người nghệ sĩ chơi violin từ năm 3 tuổi. Nhưng theo kinh nghiệm dạy của em thì 6 tuổi vẫn là độ tuổi bắt đầu tốt nhất. Anh/chị có thể cho làm quen với piano trước khi chơi đàn violin.

      Delete

Người Theo Dõi