Monday 20 February 2017

Hãy luyện tập violin từ từ - Hilary Hahn

      Trong phần hỏi đáp ở một buổi hội thảo gần đây với trẻ và phụ huynh, một số người đưa ra câu hỏi:  “ Con tôi thường thích chơi các bản nhạc thay vì luyện tập chúng.  Giáo viên của con nói rằng con nên luyện tập chậm (slow-practice). Nó nên hiểu như thế nào?"

Nghệ sĩ Hilary Hahn

      Những ai từng trải qua các bài học cá nhân  đều tự nhận ra rằng các giáo viên thường khuyến khích việc luyện tập nên  “ từ từ”. Tuy nhiên, nó thật khó để biết bắt đầu từ đâu cho người mới bắt đầu áp dụng như một phương pháp. Nhiều sinh viên và chính tôi, tại một thời điểm - tự hỏi tại sao thực hành nó lại rất quan trọng, bản thân mong đợi điều gì trong quá trình đó? Làm như thế nào để liên kết được những nhịp điệu trong khi chơi chậm?

      Dưới đây, tôi mô tả một số phương pháp ưa thích của mình để luyện tập chậm từ rất lâu trước khi tôi bắt trở thành nghệ sĩ violin chuyên nghiệp. Mỗi người sẽ thích hợp với từng phương pháp. Tôi trộn tất cả nên, thực hành từng cái theo từng thời điểm sao cho phù hợp với nhu cầu của từng ngày.

      Để ai cũng có thể hiểu được những lời khuyên về luyện tập chậm (slow-practice), tôi đề nghị bạn hãy đọc hết, cố gắng đưa ra những lựa chọn khác nhau và tìm ra cái gì là tốt nhất với mình. Nhớ rằng slow - practice chỉ là một trong rất nhiều cách để tập luyện khác. Người chơi cần linh hoạt trước những tác phẩm khác nhau để phù hợp với từng cấp độ. Cuối cùng, tôi nghĩ rằng việc bạn tìm được một giáo viên tốt và hiểu mình sẽ giúp ích cho bạn hơn bất kỳ lời khuyên nào mà bạn đọc được.

      Hãy bắt đầu bằng bản nhạc bạn yêu thích với tất cả các chuyển động chậm : từng nốt nhạc, từng nhịp kéo vĩ…

     Ở bàn tay trái, chú ý đến khoảng cách giữa các ngón tay (đối với người chơi nửa cung (half – steps) và nguyên cung (whole –steps), số vị trí mà ngón tay bạn bấm, tên của từng vị trí bạn đang chơi, khoảng cách các ngón tay khi thay đổi dây bấm, khoảng cách không gian khi tay bạn để lên cổ đàn và thân đàn, và điều quan trọng nhất – âm thanh rõ nét khi bạn kéo từng nốt nhạc - kiểm tra nó bằng cách hãy kéo vĩ thật chậm, đều và không rung.

     Ở tay phải, tập trung vào việc phân chia độ dài của vĩ tương ứng với độ dài của mỗi nốt nhạc, nó phụ thuộc vào cả nhịp điệu, cường độ của giai điệu. Điểm tiếp xúc ( vị trí đặt lông vĩ giữa ngựa đàn và bàn phím). Độ thẳng của vĩ khi bạn kéo. Số lượng các nốt nhạc khi thay đổi hướng vĩ, đảm bảo rằng vĩ ở gần điểm để thay đổi chiều vĩ để bạn không cảm thấy phải kéo nhanh lên, chậm lại hay thậm chí là đột ngột.

      Tôi thường luyện tập chậm khi học một đoạn nhạc mới, khi tôi làm quen lại với vài thứ mà tôi chưa từng chơi trong một thời gian hay cả khi tôi chơi một bản nhạc trong một thời gian dài. Nó giúp tâm trí tôi bình ổn sau khi xóa đi những sự hỗn loạn của việc thực hành nhiều kỹ thuật hay quá trình biểu diễn trước đó, cho phép tôi tập trung xây dựng những khối kỹ thuật mới.

       Sau quá trình luyện tập chậm nhiều người sẽ gặp khó khăn khi kết nối các nhịp chơi. Thường họ sẽ cẩn thận lặp đi lặp lại một đoạn nhất định nhưng sau đó mỗi khi họ cố gắng chơi đúng tốc độ thì thường có cảm giác mọi nhịp điệu không ăn khớp với nhau. Điều này cũng dễ lý giải là việc thực hành chậm làm bạn khó nắm bắt được những kỹ thuật khó khi nhịp độ được đẩy nhanh lên: quá trình chuyển đổi ngón tay, vị trí bấm, sự thay đổi toàn bộ hướng vĩ hay một phần của vĩ. Chơi một nhạc cụ cũng rất giống như múa hay môn thể thao điền kinh : đà (lực đẩy) và sự chuyển động sẽ gây ra nhiều hướng hoàn toàn khác nhau hay trước đó đòi hỏi một chuỗi các động tác đơn giản về : bước, nhảy, di chuyển, tư thế.


       Dưới đây là cách xử lý các vấn đề xung quanh việc luyện tập chậm.

       Đối với tay trái, cần đặt các ngón bấm ở góc sao cho việc di chuyển bấm chuỗi nốt nhạc được linh hoạt, đồng thời các ngón bấm vẫn cần chuyển động nhanh như khi bạn đang kéo vĩ ở tốc độ cao. Cánh tay và cổ tay cũng cần đặt đúng vị trí sẵn sàng cho kỹ thuật rung.

       Đối với tay phải, kéo vĩ thật nhịp nhàng ,nhanh ở giao điểm (thay đổi) nốt nhạc. Luyện các đoạn nhỏ để tự rút ra kinh nghiệm phân chia các đoạn kéo trên thanh vĩ phù hợp với mỗi nốt nhạc.

       Cuối cùng là luôn luôn nghĩ trước những nốt nhạc tiếp theo, ít nhất nó cũng là một cách đối với phương pháp này. Tôi thấy việc tập luyện này sẽ hữu ích cho bản nhạc trữ tình, du dương.

      Điều quan trọng nữa là vị trí cơ thể. Nếu một nghệ sĩ chơi ở tư thế kém linh hoạt hay sức khỏe không tốt họ sẽ có nguy cơ chấn thương về cả thể thế lẫn tinh thần. Ngay cả một nghệ sĩ chuyên nghiệp cũng nên kiểm tra, theo dõi quá trình luyện tập để phát hiện kịp thời những thói quen có hại. Chú ý để thẳng cột sống và cổ. Nếu phần nào của cơ thể bị đau nhức thì cần xem lại các quá trình vận động đã khiến cơ, khớp hoặc dây chằng làm việc quá sức, không đúng tư thế… Khi chơi bạn cũng không nên quá căng thẳng, nếu có thì chỉ là một chút khó khắn vừa đủ để cơ thể cố gắng đáp ứng. Cơ thể càng thoải mái thì việc luyện tập càng có hiệu quả hơn. Cũng xảy ra những trường hợp một vài kỹ thuật cơ bản không phù hợp với cơ thể của người chơi, lúc đó bạn cần sự hướng dẫn cụ thể từ giáo viên.

       Hầu hết mọi người đều có thể duy trì một tư thế tốt (đúng) trong vài phút, nhưng các vấn đề chỉ được xác định khi có sự quan sát. Bạn nên ghi hình hoặc nhờ người khác chuyên nghiệp hơn quan sát quá trình luyện tập. Nhìn chung luyện tập chậm đều thích hợp cho mọi nhạc công ở mọi cấp độ. Đó là điều cần thiết cho người mới bắt đầu học các tư thế chơi và chính các nghệ sĩ chuyên nghiệp cũng duy trì nó trong suốt sự nghiệp.

                                  
                                                                         Muối (Nguồn https://vi.scribd.com)

7 comments:

  1. Em 25 tuoi a, em muon dang ky hoc violin duoc khong a? Anh/chi co the cho em thong tin ve lop danh cho nguoi moi bat dau (thoi gian, dia diem, hoc phi,...) duoc khong a? Em cam on Anh/Chi a.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chào bạn. hiện tại lịch của mình đang hơi kín. Mình có lớp dạy free vào sáng thứ 6 hàng tuần cho mọi người tham gia nhé. nếu bạn cần giáo viên mình cũng có thể giới thiệu được.

      Delete
    2. Vay anh cho em thong tin lien lac duoc ko a?

      Delete
    3. bạn liên hệ mình sđt: 01635.175.222 nhé.

      Delete
  2. Anh ơi em cũng đang muốn học violin. Nhưng chỗ em thì ko có người dạy (em ở Văn Giang, Hưng Yên). Em nghĩ việc tự học rất khó, liệu có thể tự học được ko ạ? Nếu học theo giáo trình anh chia sẻ của Suzuki thì có được ko ạ? Các kĩ thuật cơ bản thì em thấy youtube có, phải học từ đâu và những kiến thức cần học là như thế nào ấy ạ? :<

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nếu dành đủ thời gian thì sẽ học được thôi. Suzuki cũng có thể là một bộ giáo trình để bạn theo đuổi. Nếu không có người dạy. bạn hãy bắt đầu với việc lên dây cho chuẩn, tìm được tư thế chơi đàn phù hợp, tập kéo dây buông, tập kéo âm chuẩn cho tốt, rồi bắt đầu tìm những clip dạy các bài hát trong giáo trình suzuki để học theo... chúc bạn thành công.

      Delete
  3. Sau khi học kéo dây buông xong thì nên làm gì tiếp theo ạ ?

    ReplyDelete

Người Theo Dõi