Sunday 8 April 2018

7 Cách Để Tạo Động Lực Luyện Tập Cho Học Sinh Luyện Tập

Tôi đi dạy đàn violin cũng đã được khoảng 5 năm, luôn cố gắng nâng cao phương pháp giảng dạy để mong học sinh nâng cao trình độ một cách hiệu quả nhất. Nhưng nhiều khi vẫn cảm thấy hiệu quả chưa thực sự như mình mong đợi.
Giờ kỹ năng dạy của mình cũng đã tích lũy được một chút, nhưng cũng nhận ra rằng nếu chỉ tập chung vào kỹ năng truyền đạt các kỹ thuật cho học sinh cũng vẫn là chưa đủ. Cần tạo ra cho học sinh kỹ năng luyện tập, CHỦ ĐỘNG LUYỆN TẬP, và phương pháp luyện tập hiệu quả.
Có khá nhiều học sinh đến với Violin với sự đam mê khá lớn. Nhưng rồi sau một thời gian học lại cảm thấy chán nản, điều đó lỗi phần nhiều vẫn là do người giáo viên.
Tới đây mình sẽ dịch một số bài viết về phương pháp giúp học sinh học đàn hiệu quả hơn. Trước là để giúp cho bản thân có thêm kiến thức trong việc dạy đàn, sau là để có thêm một chủ đề để mọi người cùng chia sẻ, đóng góp.

Dạy học là một nghệ thuật, bất kỳ sự cẩu thả nào cũng Không Thể Chấp Nhận!




Dưới đây là một số ý tưởng để các giáo viên tạo động lực luyện tập cho các học sinh của mình.


  1. Chúng ta cần thực sự hiểu về mỗi học sinh của mình: Điều này là quan trọng nhất. Trong buổi học, các giáo viên không nên chỉ nói về các vấn đề liên quan đến âm nhạc, việc chúng ta quan tâm tới những chủ đề trong cuộc sống của học sinh giúp cho cuộc nói chuyện trở nên thân thuộc hơn, chúng ta cũng sẽ dễ dàng hơn khi muốn đưa ra lời đề nghị về bài tập, hay những lời khuyên để cải thiện cách học sinh chơi đàn.
  2. Khuyến khích học sinh phạm sai lầm: Giáo viên Mickey F có chia sẻ rằng, ông luôn nói với học sinh của mình "Mắc lỗi khi chơi đàn là tốt, nhưng hãy mắc những LỖI MỚI". Ông không muốn học sinh của mình lặp đi lặp lại một lỗi, để nhấn mạnh điều đó, ông dùng bút chì gạch dưới đoạn sai 1 lần, nếu sai lần nữa sẽ dùng mực xanh, rồi mực đỏ...
  3. Nếu học sinh nói không có thời gian luyện tập: Học sinh còn trong độ tuổi đến trường thường có lý do bận việc học văn hóa, trường hợp này cần nói chuyện trực tiếp với phụ huynh rằng con của họ đang học đàn không hiệu quả và cùng họ vạch ra giờ giấc luyện tập phù hợp. Với học sinh đang đi làm thì cần đưa ra cho họ những mục tiêu nhỏ để họ có thể làm hàng ngày mà không mất quá nhiều thời gian.
  4. Cho học sinh luyện tập nhóm: Với những học sinh học nâng cao, nên cho học những buổi học nhóm với những học sinh có cùng trình độ, có thể tổ chức những cuộc thi giữa các học sinh trong nhóm và có sự khen thưởng cho các học sinh...
  5. Cho học sinh học nhạc kiểu truyền tay: Có khá nhiều học sinh đến với âm nhạc chỉ vì thích một bản nhạc nào đó, các giáo viên có thể đơn giản hóa bản nhạc đó, kết hợp việc dạy những kỹ thuật đơn giản và căn bản để tạo hứng thú cho học sinh luyện tập.
  6. Sử dụng hệ thống khen thưởng: Việc sử dụng những phần thưởng nhỏ cho học sinh cũng khá hữu dụng. Phần thưởng có thể là những sticker hay một cd các bài hát của học sinh, mang lại động lực cho họ.
  7. Hướng dẫn phụ huynh: Các phụ huynh thường là những người không chơi nhạc, nên phương pháp hướng dẫn con luyện tập có thể không thực sự hiệu quả. Giáo viên cần hướng dẫn phụ huynh cách định hướng cho con luyện tập ở nhà một cách hiệu quả hơn. Giáo viên cũng cần có các bản tin để cho phụ huynh biết được những dự định sắp tới của mình VD: Cuộc thi, kiểm tra... Để phụ huynh phối hợp tạo động lực cho học sinh luyện tập.
Nếu những ý tưởng trên đây có ích cho các phụ huynh hay giáo viên thì các bạn hãy áp dụng cho con em của mình. Nếu mọi người có những ý tưởng khác thì hãy chia sẻ tại đây để chúng ta cùng nhau nâng cao khả năng truyền đạt của mình. XIN CẢM ƠN!!!


Bài viết này được mình lấy ý tưởng từ web: nafme.org

No comments:

Post a Comment

Người Theo Dõi