Tuesday 4 February 2014

Một số gợi ý nhỏ khi tập violin. (phần 1)

Violin là một trong những nhạc cụ đòi hỏi thời gian và sự nhẫn nại cao. Trong thời gian đầu có thế không thấy được thành quả gì, khiến cho người tập trở nên chán nản. Nhiều người tự ép mình trong một khoảng thời gian nhất định phải kéo được thế này, thế kia, để rồi tự giao cho mình một lịch tập đàn căng thẳng. Có hứng thú thì không sao, nhưng nếu quá gượng ép thì sẽ trở nên chán nản và từ bỏ nó. Vì vậy, khi bước vào tập, chúng ta nên dựa theo hoàn cảnh công việc và cảm hứng của mình để có khoảng thời gian tập luyện hiệu quả nhất. Dưới đây là một số lưu ý nhỏ khi bạn bước vào con đường "kéo cổ con cò".
164a6a788e61348460e0115b0eed2712e3

1. Thời điểm tập luyện:

Bạn cần xác định được thời điểm mà bạn cảm thấy luyện tập hiệu quả nhất trong ngày. Nếu là luyện tập chuyên nghiệp thì sẽ phải tập với một cường độ lớn, còn với những người tập nghiệp dư, thời gian tập là rất quan trọng, chọn đúng thời điểm tập luyện sẽ giúp cho bạn tập được hiệu quả hơn. Thường là thời điểm tập đàn tốt nhất là khi ngủ dậy, khi đó đầu óc tỉnh táo, tập đàn sẽ tốt hơn, nhưng cũng có những người muốn tập vào buổi chiểu, người muốn tập buổi tối. Hãy tự khám phá ra thời điểm tập luyện hợp lý của mình để có những buổi tập đàn thú vị nhất.
Khi tập đàn, không nên kéo liên tục vài giờ đồng hồ mà nên chia ra, mỗi khoảng thời gian tập khoảng 15 phút là vừa. Rồi sau đó lại nghỉ ngơi một chút rồi kéo tiếp. Đánh violin rất dễ bị mỏi tay trái, khi mỏi thì đánh đàn rất dễ bị sai, đán sai dễ dẫn đến ức chế tinh thần rồi chán nản không muốn tập luyện. Vì vậy, đừng ép buộc mình phải đánh đàn quá lâu và liên tục.
Nên tập hàng ngày chứ không phải dồn vào một hai ngày trong tuần mà tập. Mỗi ngày tập 15 phút tốt hơn là tập 2 tiếng một ngày rồi cả tuần không tập nữa.

2. Địa điểm luyện tập:

Không phải căn phòng nào cũng cho violin được âm thanh hay nhất. Một số căn phòng kéo đàn nghe tiếng rất tệ, làm mất cảm hứng tập đàn. Bạn nên chọn một căn phòng rộng rãi, yên tĩnh và hạn chế tối đa để đồ vật trong phòng, điều đó sẽ giúp cho tiếng đàn nghe hay hơn, tập luyện được hứng thú hơn.

3. Phụ kiện để tập đàn:

Để tập đàn được hiệu quả, ngoài đàn ra, chúng ta cần có một số phụ kiện quan trọng, hỗ trợ cho việc tập đàn hiệu quả hơn, đó là: Máy đập nhịp, máy lên dây, bản nhạc, giá để bản nhạc, loa con để phát nhạc, nếu có điều kiện thì thêm cả một máy phát âm đàn ra loa nữa.
Nếu ai muốn tập ở tư thế ngồi, nên kiếm một cái ghế có chỗ dựa, chọn ghế có chiều cao thích hợp và chỉnh giá để bản nhạc cho vừa đủ tầm nhìn.

4. Chuẩn bị về thể chất:

Trước khi tập đàn, bạn nên uống một chút nước, ăn một chút thức ăn nhẹ, hay hoa quả để tăng lượng đường trong máu, làm cơ thể cảm thấy sung sức hơn trước khi luyện tập. Nếu bạn chuẩn bị ký hơn về thể chất, khả năng tập trung của bạn sẽ được ổn định hơn, việc nhớ bản nhạc cũng trở nên dễ dàng hơn. Chơi violin không phải là không mất sức, bạn cần có sức mạnh thể chất để có thể tập đàn được hiệu quả và lâu bền hơn. Tránh tập đàn khi mệt mỏi vì khi đó bạn sẽ có một buổi tập uể oải, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới lối chơi đàn của bạn.

Nhận dạy violin tại Hà Nội

1 comment:

  1. cảm ơn bạn rất nhiều, mình thì chỉ có thời gian tối là nhiều nên mình tập buổi tối thôi, nhưng mà ko biết kéo buổi tối có nên hay ko

    ReplyDelete

Người Theo Dõi