1. Sửa lỗi khi kéo đàn
Trong khi tập đàn, bạn phải tập trung vào cách mình đánh. Để phát hiện ra sớm các lỗi sai của mình và sửa ngay tại lỗi đó, không tiếp tục kéo nữa. Nếu như bạn không sửa lỗi đó ngay mà cứ đánh đi đánh lại, sẽ tạo thành một "vết hằn" khiến cho việc sửa lỗi ngày càng khó hơn.Khi bạn đã xác định được lỗi sai của mình, ngay lập tức dừng lại, giảm tốc độ của máy đập nhịp xuống, tập lại đoạn đó, sửa các lỗi ở đoạn đó, kéo cho thật nhuần nhuyễn, rồi mới tăng dần tốc độ lên, ghép vào bản nhạc. Có như vậy thì mới hoàn chỉnh được từng câu nhạc. Còn không, càng tập nhiều bài, bạn xuất hiện càng nhiều lỗi.
2. Nghe lại những gì mình vừa đánh
Bạn nên ghi âm lại những gì bạn đánh để rút kinh nghiệm, sửa các lỗi nhỏ mà khi tập bạn không nhận ra được. Nhất là những đoạn cần kéo ở tốc độ nhanh, khi nghe lại sẽ tệ hơn bạn nghĩ đấy. Với những đoạn có tốc độ nhanh, bạn nên tập từ tốc độ chậm rồi nâng dần tốc độ lên, lúc này bạn sẽ càng nhận ra được công dụng lớn của máy đập nhịp đấy.Khi ghi âm lại những gì bạn đánh, nếu có đoạn nào bạn cảm thấy không ổn, thì có thể đánh lại, thay vì đường vĩ dài, mình lại dùng đường vĩ ngắn, dùng scacato, tremolo... cứ sửa lại dần dần sẽ được bản nhạc như ý.
3. Đi sâu vào tìm hiểu bản nhạc mình đánh
Khi tập một bài nhạc, bạn hãy thử đi sâu vào tìm hiểu các bài nhạc mà mình đánh. Bạn sẽ nhận được nhiều điều thú vì đấy.Trước tiên bạn hãy tìm hiểu về nhịp, điệu của bài hát, sau đó là tìm hiểu về nhạc sĩ, tiểu sử của người viết ra bản nhạc đó, những gì đã được gửi gắm vào trong từng bản nhạc. Nghe lại cách mà những người khác đã thể hiển bản nhạc cũng là một cách hay. Một khi đã hiểu sâu về một bản nhạc, bạn có thể tự do thể hiện bản nhạc theo cách mình thích mà không bị mất đi cái chất của bản nhạc. Quan trọng là bạn có thể đánh một bản nhạc mang được cái sắc thái của riêng mình.
khuyen mai viettel | nap tien viettel | cách nạp tiền viettel | khuyen mai mobifone
ReplyDelete