CHƯƠNG
II
NHỮNG CUỐN SÁCH HỮU DỤNG
Trở thành một nghệ sĩ
vĩ cầm là một con đường dài, có nhiều khúc quanh co mà chẳng thể biết trước được,
nó không có những sự buồn tẻ, chán ngắt khi đi trên một đường thẳng như con đường
Pennsylvania Avenue ở Washington. Trên con đường đến với vĩ cầm sẽ gặp nhiều
khó khăn, nhưng nếu mỗi giai đoạn đều được lên kế hoạch một cách sáng suốt thì
toàn bộ mọi khó khăn, thử thách sẽ được khắc phục, mục tiêu không chỉ được thực
hiện dễ dàng hơn mà còn có nhiều điều thú vị và hấp dẫn. Suy nghĩ này khiến tôi đưa
ra những sự lựa chọn nghiêm túc về những cuốn sách dạy chơi đàn vĩ cầm.
DAVID'S
VIOLIN SCHOOL
David's violin school
không phải là tên của một trường dạy violin, nó là tên một cuốn sách không phải
quá hay, không được biên soạn một các kỹ lưỡng để thúc đẩy phong cách chơi cổ
điển và cũng không phải là một cuốn sách dành riêng cho người mới bắt đầu chơi
đàn. Cuốn sách chỉ đưa ra những kiến thức căn bản và hướng dẫn trong âm nhạc;
nhưng cũng chính nhờ thế mà nội dung của nó bao trùm lên toàn bộ quá trình chơi
violin. Nó giống như là một sự thiết lập đặt sẵn trong lòng bàn tay cho người lữ
khách trẻ đối mắt trên con đường thẳng, dài phía trước. Hơn nữa, những bài học
trong cuốn sách đòi hỏi kỹ năng cao,nhiều sự khổ luyện để có thể trình diễn và
xu hướng khô cứng hơn là sự khích lệ, động viên. Vì thế mà học sinh bắt đầu né
tránh, bỏ qua những bài học và cuốn sách tuyệt vời này đang dần bị lãng quên, lớp
bụi phủ lên chúng trên những kệ sách ít người lui tới. Vẫn còn sự phản đối khi
tôi đưa ra đề nghị sử dụng cuốn sách tuyệt vời này vì lý do David là một cuốn
sách cổ điển cứng nhắc, đơn thuần và nhạt như một bức tượng bằng đá cẩm thạch đến
độ người ta không thể bỏ qua dù chỉ một điểm, người học phải đương đầu luôn với
khóa C thường. Điều này đòi hỏi họ phải chơi nốt F thường trên dây số 1 - là một
việc đều khó thực hiện đối với người mới và theo kinh nghiệm của mình thì tôi
thấy nó nguy hại tới người học ở giai đoạn này - khi mà bàn tay chưa thiết lập
được đúng vị trí. Có một cách để thay đổi tay mà vẫn chơi đúng âm sắc nốt F, nếu
không làm điều này nốt F hầu như chơi không được rõ ràng, sắc nét. Dẫn tới kết
quả là: tay không có được cảm giác thật, chuyển động trở lên không rõ ràng, dứt
khoát hoặc mắc phải một thói quen tệ hại là chơi không đúng âm điệu. Tất cả điều
này có thể tránh được bằng cách tạm trì hoãn, những kiến thức âm nhạc khó tạm dừng
trong một thời gian và bắt đầu với 3 khóa điệu G, D và A. Nếu mối quan hệ giữa
các điệu thứ bao gồm ( bắt buộc phải chơi các nốt thăng trong quãng 7 ở mọi
khóa điệu - như D#, A# và E# - được thực
hiện trước tiên khi lùi lại ngón tay), nó có khả năng giúp nốt F cất lên tự
nhiên mà không gặp khó khăn. Khi bàn tay làm chủ được các khóa nhạc này thì bạn
có thể chơi nhạc cụ một cách khá tốt và ít có khả năng mắc phải những sai lầm
mà nhiều người vướng phải.
HENNING'S
VIOLIN SCHOOL
Như cuốn sách đầu tiên
và theo tôi biết thì không có cuốn sách nào tốt hơn cuốn Violin School của Carl
Henning. Nó có hướng dẫn bằng cả tiếng Anh và tiếng Đức. Tiến trình của phần I
được chia thành những bài tập riêng lẻ khá dễ dàng và có những khúc nhạc hấp dẫn
ở vị trí đầu tiên như một bản song ca với giáo viên. Bên cạnh đó nó còn có một
ưu điểm là không đưa ra quá nhiều bài tập cho người học. Phần II bao gồm các
bài tập được sắp xếp ở tất cả các vị trí, kéo vĩ, ngón tay và cả cánh tay. Phần
III đưa ra các bài luyện tập nâng cao, người học có thể thực hành song ca cùng
với giáo viên.
MAZA'S
VIOLIN METHOD
Một cuốn sách hay khác
dành cho người mới bắt đầu là Maza's Violin Method. Tác phẩm này có nhiều bản
nhạc hợp ca dễ nghe và các bài luyện tập hàng ngày được thiết lập cho tay và
các ngón tay. Các ấn bản của Howe (các đại lý âm nhạc đều có bán) có thêm các Pleyel's
Celebrated Duets dành cho hai violin. Nếu học sinh có giáo viên riêng thì nên
dành 6 tháng cho các bài học trong cuốn sách của Henning và Maza, sau đó thì
chuyển sang cuốn David. Cuốn sách David Violin School là một cuốn sách dành cho
cả cuộc đời, ngay cả những nhạc sĩ chuyên nghiệp cũng có thể quay trở lại luyện
tập mà không mất đi niềm vui thích.
"TINH
THÔNG" NHẠC CỤ
Có những học sinh theo
học tôi đã lo sợ và tự nói với bản thân mình rằng: " Tôi có lẽ không bao giờ có thể chơi thành thạo violin - Tôi nên
từ bỏ giấc mơ ngốc nghếch đó." Hoặc " Một điều rõ ràng rằng để chơi suất sắc được vĩ cầm đòi hỏi sự
luyện tập cả đời người, nó hẳn phải trở thành nghề nghiệp duy nhất của mình;
Tôi không có đủ thời gian cho việc đó; Tốt hơn là tôi nên thử một loại nhạc cụ
khác dễ chơi hơn."
Bây giờ, nhìn ở một khía cạnh khác thì những
suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm. Từ " mastery" ( bậc thầy, thành thạo,
tinh thông...) một nhạc cụ chỉ là một từ mang nghĩa tương đối. Chúng ta không
thể là Joachims hay Paganinis dù cho lúc nào cũng học, mà nếu học theo cách đó
thì thật thảm hại vì chúng ta chơi mà không hề có lý do tại sao mình không chơi
theo cách thích hợp riêng của mình. Sau tất cả thì tôi chỉ có thể nói rằng hãy
bắt đầu chơi nhạc một cách đúng đắn ở mọi khía cạnh và giữ chúng thẳng tiến đến
mọi nơi mà bạn có thể đi tới theo khả năng của mình. Đấy là tất cả những gì một
người chơi kém hay là một thiên tài đều có thể làm được, hoa trái đôi khi sẽ ra
muộn nhưng sẽ chọn ra được những quả ngon, ngọt. Thành tựu của sự học như là một
suối nguồn say mê, vui thích không bao giờ kết thúc, mọi thứ là không giới hạn
nhưng nó lại phụ thuộc vào chính bạn.
VĨ
CẦM - QUÝ BÀ CỦA NHỮNG NHẠC CỤ
Một lần nữa tôi phải
nói rằng chẳng có một nhạc cụ nào thích hợp hơn với đôi tay của một người phụ nữ
như chiếc đàn vĩ cầm. Để làm chủ được nó đòi hỏi mọi sự nữ tính, mềm mại, dịu
dàng, uyển chuyển và cả sự nhanh nhẹn, khéo léo. Vì lý do này mà tôi không ngần
ngại nói rằng tương lai violin là một nhạc cụ dành cho cả những phụ nữ.
ĐỘ
TUỔI ĐỂ BẮT ĐẦU HỌC ĐÀN
Một " đôi tai nhạy
bén" sẽ có khả năng phát hiện ra sự sai lệch của nốt nhạc dù chỉ là sự
thay đổi nhỏ trong sắc thái, giai điệu. Thời niên thiếu là khoảng thời gian tốt
để bắt đầu học chơi vĩ cầm để có thể mang lại nhiều thành công hơn. Từ 8 đến 12
tuổi, hoặc muộn hơn trong một số trường hợp thì cơ bắp vẫn còn sự mềm dẻo, khớp
nối vẫn còn linh động và cơ thể chưa bị cứng lại. Không cần phải gượng gạo, cố
gắng để vai phải, cánh tay, cổ tay và xương đòn đặt đúng vào vị trí giữ đàn;
cánh tay phải, vai, khuỷu tay và cổ tay thích nghi dần dần với cách cầm vĩ. Một
điều chắc chắn rằng cơ bắp ở độ tuổi này như một diễn viên xiếc nhào lộn chuyên
nghiệp cần được luyện tập để phát huy hết tiềm năng của trẻ. Với học sinh trên
18 tuổi hoặc 20 tuổi mới bắt đầu thì tôi không biết làm sao để họ đạt được kết
quả tốt trong quá trình học. Bắt đầu ở độ tuổi này vẫn có thể đạt được thành
công nhưng nó quá xa vời để đưa ra những thử nghiệm, so sánh và một điều hiển
nhiên là sẽ có rất nhiều khó khăn xảy ra khi các khớp nối bị cố định và cơ bắp
không còn mềm dẻo. 15 tuổi thì khá muộn, 8 tuổi thì đủ sớm nhưng độ tuổi chỉ mà
một trong nhiều yếu tố xây dựng lên kết quả học. Nếu bắt đầu sớm thì phải hết sức
cẩn trọng để trẻ không gặp áp lực, việc luyện học đàn cần phải diễn ra từ từ, từng
bước một với nhiều trò chơi và bài tập ngoài trời để tránh căng thẳng. Luyện tập
vừa đủ, đúng phương pháp để cơ thể trẻ thiết lập tư thế đúng đồng thời khơi gợi
niềm yêu thích và tình yêu đối với nhạc cụ cho trẻ. Bên cạnh đó cần phải sử dụng
chiếc đàn có kích thước nhỏ hơn, cây vĩ ngắn hơn vừa vặn với khung hình của trẻ.
Muối ( Lược dịch từ cuốn THE VIOLIN - HOW TO MASTER IT của Elias Howe)
No comments:
Post a Comment