Monday, 14 May 2012

Các loại nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng

Các mục chính:
I. Bộ dây
II. Bộ gỗ
III. Bộ đồng
IV. Bộ gõ
V. Các nhạc khí bổ sung.

I. BỘ DÂY
Trong dàn nhạc giao hưởng, bộ dây là bộ cơ bản, thường nắm địa vị chủ đạo. Thành phần của bộ dây gồm có 4 loại: Violon, Violon Anto, Violoncell và Contrebass.
Riêng Violon, số lượng hơn hẳn các loại kia, và được chia thành 2 nhóm: Nhóm Violon thứ nhất và Nhóm violon thứ hai.


Các thủ pháp chính của bộ dây: Dùng archet kéo, bật bằng ngón tay, lấy sống lưng archet đập vào dây, dùng các dụng cụ giảm tiếng, có lúc đặt archet kéo ngay gần ngựa đàn hoặc lúc đặt archet nằm sát phía cần đàn.
Âm sắc của các toàn bộ các nhạc khí trong bộ dây có tính đồng chất, hài hoà một cách tuyệt mỹ. Toàn bộ các nhạc khí là một sự nối tiếp ăn ý, từ những nốt thấp nhất đến nốt cao nhất. Do đó, trong trường hợp diễn một câu nhạc có tầm cữ rộng rãi, việc chuyển giao từ nhạc khí trầm lên nhạc khí cao, hay ngược lại, đều có thể thực hiện một cách dễ dàng.
Bộ dây diễn cảm rất nhạy, biểu hiện các loại sắc thái, cường độ mạnh nhẹ đều tốt, thích hợp với đủ các loại tình cảm từ nhẹ nhàng, uyển chuyển đến những xúc động đột biến, quyết liệt, hùng mạnh.
Âm thanh của bộ dây nói chung rất gần với âm thanh của giọng hát, có tính chất xướng ca, ấm áp, mềm mại, du dương, có tiếng ngân rung rất gợi cảm.
Trong dàn nhạc giao hưởng, tính về số lượng thì bộ dây chiếm ưu thế tuyệt đối. Số lượng bộ dây càng đông đảo, âm thanh càng ấm áp, chặt chẽ, nhất là trong các sắc thái mạnh, bộ dây càng có khí thế.
Trong các cỡ dàn nhạc khác nhau, số lượng các loại nhạc khí có thể là:
- Dàn nhạc lớn: Violon thứ nhất (16 đàn ) – Violon thứ 2 ( 14 đàn ) – Violon Anto (12 đàn) – Violoncell (10 đàn) – Contrebasse (8-10 đàn)
- Dàn nhạc trung bình: Violon thứ nhất (12 đàn ) – Violon thứ 2 (10 đàn ) – Violon Anto (8 đàn) – Violoncell (6 đàn) – Contrebasse (4-6 đàn)
- Dàn nhạc nhỏ: Violon thứ nhất (8 đàn ) – Violon thứ 2 ( 6 đàn ) – Violon Anto (4 đàn) – Violoncell (3 đàn) – Contrebasse (2-3 đàn)
Các loại nhạc cụ trong bộ dây được post dưới đây là theo thứ tự âm vực từ cao đến thấp: Violon, Violon Anto, Violoncell và Contrebass
1. VIOLON
Cách gọi khác: Vĩ cầm, Violino (Ý), Violnie (Đức), Xkrip ka (Nga), gồm bốn dây: Mi, La, Rê, Son.
Violon và các đàn cùng ở bộ này luôn có kèm theo archet (tên khác: cung, vĩ - archet).
Muốn thể hiện cường độ mạnh hay yếu, người chơi đàn phải dựa vào sự điều khiển cây vĩ của tay phải.
Ngoài cây vĩ ra, người ta còn dùng một dụng cụ để giảm tiếng là sourdine. Suordine được cặp vào ngựa đàn cho âm thanh bé đi, như qua một màng mỏng, có cảm giác xa xăm, mờ ảo, có lúc hơi ảm đạm, nhưng tiếng sâu lắng hơn.
Trong bốn loại đàn dây ở dàn nhạc giao hưởng, Violon giữ một giá trị rất quan trọng, không phải chỉ vì số lượng đông đảo mà là vì khả năng phong phú về kĩ thuật, kết hợp với những âm thanh ở âm vực cao của nó, vì vậy violon thường chiếm ưu thế về mặt diễn tấu gia điệu.
Âm thanh của Violon đẹp rực rỡ, tươi sáng hơn các loại đàn dây khác, và cũng đủ khả năng để biểu hiện các loại tình cảm khác nhau, từ say sưa trìu mến, trữ tình đậm đà đến ranh mãnh, tươi tắn, có khi hơi kiêu hãnh, cũng có khi xáo động nhẹ nhàng.
Trong dàn nhạc, Violon thường được chia làm hai nhóm: nhóm Violon thứ nhất và nhóm Violon thứ hai.
- Nhóm thứ nhất: Lúc đi giai điệu, đảm nhiệm độc lập một cách vững vàng, âm chất thuần khiết, cũng có thể phối hợp với một vài loại nhạc cụ khác ở cùng bộ hoặc khác bộ tạo nên âm chất hỗn hợp, hiệu quả, đầy đặn hơn, có lực hơn.
Violon có thể diễn tấu những giai điệu có tốc độ nhanh, hoặc chậm, khoan thai.
- Nhóm thứ hai: vai trò không nổi bật bằng nhóm thứ nhất, thường sử dụng để đi bè có tính chất phụ hoạ với nhóm thứ nhất hay các loại nhạc khí khác.
Hình minh họa cấu tạo:




2B cntn
2. VIOLON ALTO (hay ALTO)
Cách gọi khác: Viola (Ý), Pratsche (Đức), Ant (Nga)
Về cấu trúc, Violon Alto không khác gì Violon lắm, kích thức hơi lớn hơn. Âm hưởng hơi trầm và tối hơn so với Violon, màu sắc Alto dịu dàng, kín đáo và nhũn nhặn, khiêm tốn.
Âm sắc của Alto nghiêng về giọng nữ trầm, hơi mờ hơn âm sắc của Violon. Cũng như Violon, Alto bao giờ cũng kèm theo archet, và nếu dùng ngón tay bật trên dây đàn cũng chỉ là tạm thời.
Đàn Alto theo cách nói đơn giản là một đàn Violon hơi phóng to ra một chút, để tạo nên một số nốt trầm mà Violon không thể có được. Do vậy, các thủ pháp kĩ thuật tương tự như Violon. Alto hơi nặng nề hơn, không linh hoạt, sinh động nhanh nhẹn như Violon được.
Sourdine vẫn được dùng cho Alto tạo nên một cảm giác âm u, hơi rấm rứt, âm thanh có vẻ kịch tính.
Trong dàn nhạc, vai trò của Violon Alto không nổi rõ bằng Violon. Về kĩ thuật thì hai loại đàn không khác xa nhau lắm và Alto có thể độc tấu trong mọi âm vực, nhưng trong dàn nhạc chỉ hay dung ở khoảng trung bình, được xem là cầu nối âm vực giữa Violon và Violoncell. Thường tham gia vào các bè đệm.
3. VIOLONCELLE
Cách gọi khác: Violoncello hay Cello (Ý), Violoncell (Đức), Violonchen (Nga)
Đàn Violoncelle có kích thước lớn hơn Alto nhiều, nên không thể diễn tấu bằng cách kẹp vào ngang cổ, mà phải có chân chống, đặt đứng xuống đất, chiều dài khoảng 130 cm, chiều rộng khoảng 43 cm.
Âm sắc của Cello rất gần với giọng hát, mang dáng dấp nam tính, khi là tiếng nói của giọng nam cao suy nghĩ, khi là tiếng nói của giọng nam trầm cương nghị.
So với các đàn dây khác, Cello gần giống với Violon hơn là Violon Alto, và Cello cũng giữ một vị trí quan trọng trong bộ dây không thua kém Violon.
Trong việc sử dụng archet ở Cello, có một điểm khác biệt so với Violon và Alto. Ở Violon và Alto, archet luôn đè lên mặt dây và được đưa lên hoặc kéo xuống. Còn ở Cello, archet lại nằm ngang với mặt dây, và được đưa ngang.
Vẫn có thể dùng sourdine như ở Violon tạo nên âm sắc giọng mũi, tuy nhiên nhiều người không muốn dùng.
Trong dàn nhạc, Cello được dung để làm bè trầm, đi độc lập hoặc đi cùng với Contrebasse tạo nên hiệu quả âm thanh rắn rỏi, rành mạch, âm vang đầy đặn, nghiêm trang.
4. CONTREBASSE
Cách gọi khác: Contrebasso hoặc Basso(Ý), Kontrabass (Đức), Cont’rabatx (Nga).
Đây là đàn có kích thước lớn nhất trong bộ dây, hơi nặng nề, dài khoảng 190 cm, rộng khoảng 60 cm. Archet của Contrebasse dầy hơn, rộng hơn, và nặng hơn archet của các loại đàn khác.
Có 3 loại Contrebasse: loại 3 dây (hiếm dùng), loại 4 dây (thông dụng) và loại 5 dây (dùng trong các dàn nhạc lớn).
Âm thanh của Contrebasse rất khác với âm thanh của các đàn dây khác. Các dây cao, tiếng hơi câm, nghiêng về giọng mũi, các dây trầm nghe không rõ rệt. Tiếng nói chung hơi thô, khỏe nhưng rè, cảm giác nặng nề.
Trong dàn nhạc dây, Contrrebasse là loại nhạc khí trầm nhất, giữ bè trầm, làm nền cho toàn bộ.

II. BỘ GỖ (LEGNI)
Bộ gỗ thường được chia làm bốn nhóm:
- Nhóm Flute: Gồm có Flute, Flute Piccolo, Flute Alto (Flute Contralto)
- Nhóm Ô-boa (Hautbois): Gồm có Hautbois, Haubois Alto (tức Cor Anglais), Haubois Baryton.
- Nhóm Clarinette: Gồm có Clarinette, Clarinette Piccolo, Clarinette Alto, Clarinette basse, Clarrinette Contrebasse.
- Nhóm Pha-gốt ( Fagott): Gồm có Fagott và Fagott trầm (Fagott basse).
Nhóm Ô-boa và Fagott đầu miệng thổi dùng 2 dăm (Anche). Nhóm Clarinette chỉ dùng 1dăm, riêng nhóm Flute thì không dùng đến dăm mà chỉ có lỗ thổi trực tiếp.
Âm thanh các nhạc khí thuộc bộ gỗ không thuộc loại đồng chất như bộ dây. Âm sắc của nhóm này khác hẳn với âm sắc của nhóm kia, và trong mỗi nhạc khí, có sự khác biệt rất rõ ràng giữa âm vực giữa với âm vực thấp hay âm vực cao. Sự khác nhau đậm nét đó làm cho toàn bộ khối kèn gỗ tưởng như khó khó lòng ăn ý với nhau một cách thật hoà thuận.
Âm thanh của Ô-boa và Fagott có giọng mũi, có lúc hơi ảm đạm. Âm thanh Flute và Clarinette lại có tính chất tươi sang, nhẹ nhàng. Nói chung, âm thanh của bộ gỗ không được thật êm và cường độ cũng không được mạnh lắm, khó uốn theo những sắc thái thật phức tạp.
Ngoài khả năng diễn tấu, bộ gỗ có thể giữ các chức năng khác như làm bè phụ hoạ, tiến hành hoà thanh, bổ sung bè trầm cho bộ khác .
NHÓM FLUTE
5. FLUTE
Cách gọi khác: Flauto (Ý), Flöte (Đức)
Đây là thành viên chủ yếu của nhóm Flute, là loại nhạc khí linh hoạt thường có thể chạy với tốc độ nhanh . Chơi Flute rất tốn hơi, với các nốt ngắn, Flute có thể thổi rất rõ nét. Flute thường được xem như một loại nhạc khí có tính chất kỹ xảo, nhanh nhẹn, sinh động.
Âm thanh của Flute dịu dàng, trong suốt, mềm mại, nhiều chất thơ, có khi hơn xa xăm, huyền bí, thần tiên, có khi nhẹ nhàng trong sáng, dễ gợi một cảm giác khoan khoái, khoáng đạt của nông thôn.
Trong dàn nhạc, Flute giữ chức năng đệm, tuy nhiên đôi khi Flute lại độc tấu một nét giai điệu với âm chất thuần khiết, không pha trộn với bất cứ loại nhạc khí nào tạo một cảm giác bao la hơn.

6. PICCOLO
Cách gọi khác: Flauto Piccolo, Ottavino, Piccolo (Ý), Kleine Flöte (Đức).
Piccolo là thành viên của dàn nhạc lớn, còn dàn nhạc nhỏ thì hầu như không tham gia. Đây là nhạc khí có âm vực cao nhất trong toàn bộ dàn nhạc giao hưởng.
Ở âm vực thấp, âm thanh của Piccolo không đẹp, ở giữa – âm thanh tươi sang và càng lên cao càng chói càng sắc, mạnh, tiếng không dịu dàng uyển chuyển có tính chất thơ như Flute. Âm thanh hơi mảnh do vậy rất ít khi người ta cho Piccolo đi độc lập, thường là phải bổ sung thêm một thứ nhạc khí nữa đi cùng cho tiếng chắc hơn.
Kĩ thuật sử dụng Piccolo gần giống như Flute.
Nghe một số bản nhạc chơi bằng Piccolo tại đây
7. FLUTE ALTO
Cách gọi khác: Flauto contralto (Ý), Alt Flöte (Đức).
Đây là loại Flute trầm. Trước kia các loại nhạc cụ này rất được ưa dùng trong các các tác phẩm cổ điển châu Âu, âm sắc rất ngọt ngào, thú vị, rất tiếc là ngày nay ít được nhắc đến.
Có thêm Flute Alto, bộ Flute mở rộng thêm được một số nốt trầmở dưới. Nếu giai điệu tiến hành trong một phạm vi rộng rãi mà chỉ muốn sử dụng âm thanh thuần chất của bộ Flute, người ta có thể sử dụng phương pháp chuyển giaotừ Piccolo sang Flute trong những giai điệu từ cao xuống thấp, hoặc ngược lại từ Flute Alto lên Flute chuyển dần sang Piccolo khi giai điệu từ thấp lên cao.
Kỹ thuật của Flute Alto tương tự như ở Flute tuy có hơi kém linh hoạt hơn một chút.

NHÓM ÔBOA (HAUTBOIS)
Nhóm Ôboa gồm có Ôboa và Ôboa Alto (tức kèn Co của Anh) là hai thành viên chính hay được sử dụng trong dàn nhạc giao hưởng. Ngoài ra còn có Ôboa barytông (Hautbois baryton) và Ôboa sôpranô (Hautbois soprano) ngày nay rất ít dùng trong dàn nhạc giao hưởng. Còn một Ôboa trữ tình (Hautbois d’amour) ngày nay cũng ít khi được nhắc tới.
Các nhạc khí ở nhóm Ôboa dùng dăm kép (Anche Double), hơi thổi nặng, âmthanh có màu sắc riêng biệt dễ nổi hơn các loại khác, do đó nếu sử dụng trong dàn nhạc không khéo léo sẽ trở thành tránh lạc lõng, dễ chòi ra ngoài thiếu ăn ý với toàn bộ dàn nhạc.


8. ÔBOA (HAUTBOIS)
Cách gọi khác: Oboe (Ý), Hoboe (Đức).
Flute là loại sáo thổi ngang còn Ôboa là loại kèn thổi dọc.
Ôboa là loại nhạc khí có âm sắc giọng mũi, biểu hiện nội tâm tốt, có tính chất ca xướng, âm chất rất đẹp, không thiên về koại biểu hiện kỹ xảo nhiều như Flute hay Clarinette.
Kèn Ôboa thổi nặng hơn Flute, nhưng ít tốn hơi hơn, do đó giai điệu dùng cho Ôboa có thể tương đối dài.
Ôboa nhảy cách quãng xa không được nhạy như Flute, âm thanh phát ra cũng không được nhạy như Flute. Giai điệu dùng cho Ôboa thường không dùng những nét chạy nhanh, vì thổi nhanh rất mệt, tuy thế chạy gam và rải hợp âm vẫn dễ dàng và thuận tiện.
Âm thanh của Ôboa bao giờ cũng có các tính, màu sắc đặc biệt, cảm giác trong sạch, thẳng thắn, đôi khi gợi luyến tiếc nhớ nhung. Kèn Ôboa là một thứ nhạc khí có lợi thế về diễn tấu giai điệu, nhiệt tình, sâu sắc, nên thường được dành cho những giai điệu khoan thai, lâng lâng và đẹp đẽ. Cũng có khi Ôboa được dùng trong vai trò hoà thanh đệm, nhưng do tiếng Ôboa dễ chòi ra ngoài nên phải hết sức dè dặt.
Khi diễn tấu giai điệu, thường thì có thể Ôboa đi độc lập một mình, cũng có thể được hoà tấu cùng với một vài nhạc khí cùng bộ hoặc ở bộ khác.
- Ôboa kết hợp với Flute: tiếng Flute sẽ giúp cho Ôboa dịu đi, ngọt ngào hơn, tiếng Flute cũng đậm hơn.
- Ôboa kết hợp với Clairinette: hai loại âm sắc này pha với nhau rất tốt, ở âm vực cao, nghe phảng phất như tiếng kèn Trompet , tạo âm thanh như thúc giục, vui, kêu gọi phấn chấn.
- Ôboa kết hợp với bộ dây: Âm sắc của đàn dây làm cho tiếng của Ôboa mượt mà và nhuần nhuyễn hơn.
Nghe một số bản nhạc được chơi bằng Ôboa tại đây
9. ÔBOA ALTO HOẶC COR ANH ( HAUTBOIS ALTO, COR ANGLAIS)
Cách gọi khác: Corno Inglese (Ý), Englishes Horn (Đức)
Loại kèn này là Ôboa Alto, nhưng thường gọi bằng tên thông dụng là kèn Cor Anh (Cor Anglais), tuy không phải cấu tạo toàn kim loại như loại kèn Cor thuộc bộ Đồng (thường được gọi là kèn Cor Pháp để dễ phân biệt. Miệng kèn Ôboa Alto hơn, khum tròn vào (miệng của Ôboa mở ra), đầu miệng dăm hơi uốn cong. Kèn này cũng thuộc loại dăm kép trong bộ kèn gỗ.
Âm thanh của Ôboa Alto nghe hơi mờ mờ, như lọc qua một màng mỏng, đặc biệt gợi sự nhớ nhung, tiếng lại dễ chòi ra ngoài hơn cả tiếng Ôboa, do đó thường chỉ hay đi bè chính.
Trong các tác phẩm cổ điển, ngày xưa có một số nhà soạn nhạc không dùng đến loại nhạc khí này, kể cả Bethoven, Shubert. Nhưng trước đó, Mozart và Haydn lại có dùng trong các tác phẩm “Divertimeti”, “La Finta Semplice”, “Ave Maria”... Ngày nay, Ôboa Alto tuy chưa phải là một thành viên cố định trong tất cả các cỡ dàn nhạc giao hưởng, nhưng nói chung các dàn nhạc lớn đều có sử dụng.
Ôboa thường được dùng để tạo màu sắc độc đáo, do đó trong tổng phổ thường chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn, người chơi Ôboa đồng thời có thể sử dụng kiêm cả Ôboa Alto.
10. ÔBOA TRỮ TÌNH (HAUTBOIS D’AMOUR)
Kích thước của Ôboa trữ tình lớn hơn Ôboa thường, âm sắc nghe dịu dàng nhưng hơi lả lướt, nhiều nữ tính.
Trước kia trong các tác phẩm khí nhạc của các nhà soạn nhạc cổ điển, nhạc khí này rất được ưa thích. (như J.S. Bach viết rất nhiều các tác phẩm có sử dụng đến Ôboa trữ tình) nhưng hiện nay càng ngày càng thấy hiếm dùng.
Kỹ thuật thổi và tay bấm của Ôboa trữ tình giống hệt như ở Ôboa thường.

11. ÔBOA BARYTON (HAUTBOIS BARYTON)
Là Ôboa trầm trong nhóm Ôboa. Ít dùng trong dàn nhạc, thường được dùng để làm cầu nối giữa Ôboa, Ôboa Alto cùng với kèn Fagott. Âm thanh mãnh liệt nhưng hơi thô cứng.
Trong dàn nhạc kèn quân đội, người ta còn gặp loại Ôboa soprano (Hautbois soprano)

2 comments:

Người Theo Dõi